Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây

Minh Hồng
Khi được hỏi "Tôi nên làm gì để trở nên thông minh hơn một chút qua mỗi ngày?", rất nhiều lời khuyên hữu ích đã được chia sẻ.

Ai cũng muốn mình được thông minh nhưng thông minh vốn không phải là điều dễ dàng xảy ra trong ngày một ngày hai. Bạn có thể từng chút một, xây dựng trí thông minh của mình bằng những thói quen dưới đây.

1. Mỗi ngày hãy nghĩ ra 10 ý tưởng 

Hãy nghĩ cách làm sao để cuộc sống của gia đình tốt lên, giảm tình trạng khó khăn thiếu thốn, cách giải quyết một vấn đề hàng ngày mà bạn mắc phải như hay quên, lười biếng. 

Có thể xây dựng ý tưởng cho bộ phim hấp dẫn hay một câu chuyện. Không quan trọng là thành công hay thất bại, miễn là bạn dám nghĩ đến đê đầu óc hoạt động và rèn luyện khả năng tư duy của mình. Thậm chí còn có thể nghĩ tới ý tưởng to lớn hơn như mở công ty, doanh nghiệp hoặc xây dựng một khu du lịch...

2. Đọc báo

Hiện nay có nhiều phương tiện thông tin hấp dẫn nên nhiều người không có thói quen đọc báo. Thực ra, đọc báo sẽ giúp chúng ta nhận thức nhiều hơn về những điều quan trọng đang diễn ra khắp thế giới. 

Nhờ đọc báo, chúng ta sẽ học cách hình thành những ý kiến của riêng mình và kết nối những điểm tưởng chừng không có mối quan hệ với nhau. Đọc báo giúp bạn thu nhận được tất cả các loại thông tin và kiến thức hữu ích trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây - Ảnh 2

3. Khám phá những vùng đất mới

Nếu không có điều kiện để du lịch thường xuyên, hãy khám phá những vùng đất mới ngay tại nơi mình đang sống. Bạn cũng có thể tìm cách gặp gỡ những người khác nhau từ đó học được điều mới, hiểu thêm về thế giới. Giao lưu với mọi người còn hiệu quả hơn là việc bạn ngồi nhà và xem TV triền miên.

4. Tập tư duy đối lập

Khi bạn vừa học được một điều gì đó, hãy tạo ra một ý kiến khác về nó mà chưa từng xuất hiện trong đầu bạn. Cố gắng tìm những bằng chứng bảo vệ quan điểm này và mở rộng ý tưởng rằng bằng chứng mới sẽ thay đổi ý kiến của bạn. Lặp lại nó hàng ngày, và chúng ta sẽ nhanh chóng có được những suy nghĩ sáng tạo tốt hơn so với trước.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn, thử đọc và đánh giá phần bình luận của các tờ báo. Như thế bạn hiểu cách người khác hình thành những tranh luận và bày tỏ quan điểm của mình như thế nào, từ đó sẽ rút ra cho mình những hiểu biết hữu ích.

5. Đọc một chương tiểu thuyết hoặc phi tiểu thuyết

Chúng ta đã biết, sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại. Muốn nâng cao hiểu biết, bạn hãy đọc sách. Đặt mục tiêu đọc sách cho mỗi ngày và mỗi tuần. Bạn chỉ cần giành những khoảng thời gian ngắn để đọc, có thể đọc trên đường hoặc trong lúc xếp hàng chờ.

Tiểu thuyết là nơi tuyệt vời để chúng ta hiểu về đặc điểm cũng như tiếp cận được vấn đề dưới góc độ của người khác còn những cuốn sách khác lại là nguồn cung cấp những nội dung, chủ đề mới từ chính trị đến triết học. Thói quen đọc sách không bao giờ là sai. Ngược lại, nếu chúng ta có thói quen này, vốn tri thức của chúng ta sẽ giầu lên mỗi ngày và trí thông minh không có lý do gì mà không được nâng cao.

Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây - Ảnh 1

6. Hạn chế xem TV, hãy xem các video giáo dục

Xem TV không phải là không tốt. Nhưng nguồn kiến thức từ các video giáo dục sẽ là kho kiến thức vô cùng hữu ích mà chúng ta nên theo dõi để tích lũy. Những nguồn video giáo dục bổ ích bạn có thể xem xét là Khan Academy, TED hoặc kênh YouTube SmarterEveryDay. Hãy cân đối thời gian xem phim với thời gian theo dõi các video giáo dục để chúng ta có nguồn kiến thức đầy đủ hơn về mọi lĩnh vực.

7. Tìm kiếm những nguồn kiến thức bạn thích

Nếu bạn thường có thói quen lướt Facebook thì hãy tạo thêm thói quen đến với các nguồn như Quora, Stack Overflow, một vài blog đặc biệt hay bất kỳ nguồn nào khác thỏa mãn được cơn đói kiến thức của mình. Đây là thói quen không hề khó khăn mà lại rất hữu ích. Tuy nhiên, điều bạn cần làm là theo dõi những chủ đề hấp dẫn phù hợp nhu cầu bản thân, từ đó đặt ra những câu hỏi của riêng mình để tương tác và có thêm hiểu biết.

8. Chia sẻ những điều bạn học được với bạn bè

Nếu chia sẻ hiểu biết của mình với nhiều người thì tác dụng của nó được nhân lên gấp bội. Khi chúng ta tìm được người tranh luận và phân tích những ý kiến với mình, chúng ta có thể bổ sung thêm những kiến thức cũng như khía cạnh mới từ họ. 

Ngoài ra, khi chúng ta diễn tả được những ý tưởng với người khác, có nghĩa là chúng ta đã nắm chắc nội dung vấn đề. Chúng ta không cần chia sẻ trực tiếp với người khác, mà những người người dùng các blog sẽ viết ra những điều họ lĩnh hội được, chúng ta cũng có thể tiếp thu được.

Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây - Ảnh 3

9. Lập ra 2 danh sách: Những kỹ năng liên quan bạn muốn học ngay và danh sách những điều bạn muốn đạt được trong tương lai

Google Docs là công cụ tiện lợi để theo dõi những điều bạn cần tìm kiếm. Hãy quyết định điều gì mình muốn học hỏi, để tìm kiếm những nguồn sẽ dạy các kỹ năng này và theo dõi hàng ngày. Nếu muốn học hỏi lĩnh vực khoa học máy tính, với danh sách đầu tiên chúng ta có thể học được điều mới từ Python hoặc thử sử dụng MongoDB.

Với danh sách thứ 2, chúng ta hãy xem đây là những mục tiêu dài hạn như tìm hiểu sâu hơn về marketing hay kiến trúc. Hãy viết ra từng bước nhỏ và thực hiên. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu này bằng cách đọc, tham gia các lớp học hoặc gặp gỡ các chuyên gia.

10. Lập danh sách những việc đã làm

Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, bạn hãy viết ra những điều đã hoàn thành trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn vì những điều đã đạt được, đặc biệt nếu đang cảm thấy chán nản thì chắc chắn bạn sẽ vui lên. Ghi lại như thế, bạn thấy rõ mình làm việc hiệu quả ra sao để từ đó điều chỉnh lại danh sách việc cần làm vào ngày hôm sau.

11. Viết ra những gì bạn học được

Viết ra những gì mình đã học là cách ghi nhớ tốt nhất. Bạn có thể bắt đầu bằng một Blog hoặc ứng dụng như Inkpad để giúp cho việc theo dõi những gì bạn học được. Đây cách thức tuyệt vời để ghi lại tất cả những điều bạn đã làm, đồng thời là nguồn động lực tốt duy trì tinh thần trách nhiệm của bạn.

Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây - Ảnh 4

12. Luôn động não

Não bộ sẽ suy dần khi bạn không tư duy do đó, duy trì rèn luyện tư duy hàng ngày là cách tuyệt vời để bộ não hoạt động và giữ sức mạnh tinh thần. Hãy suy nghĩ hoặc đưa ra những quyết định khó khăn hoặc thu nhận những thông tin mới để não bộ luôn hoạt động. Như vậy bạn sẽ duy trì và nâng cao trí thông minh.

13. Nói chuyện với những người thông minh hơn bạn

Tiếp xúc với người thông minh là một cách học hỏi hữu hiệu và nâng cao trí tuệ. Vì vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian với họ khi có cơ hội.

Nếu bạn tỏ ra khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi, thì họ sẽ rất yêu mến và muốn giúp đỡ.  Nếu bạn ở bên cạnh những người giỏi giang hơn mình, bạn không còn lựa chọn nào khác là học hỏi. Hãy hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt. Rất có thể họ vừa yêu quý vừa khâm phục bạn trong khi bạn có thêm nhiều kiến thức.

14. Ghi lại những câu hỏi của bạn

Nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy về một điều gì đó thú vị, hãy tìm cách ghi lại ngay. Luôn ghi nhớ, lưu lại những câu hỏi, thắc mắc của bạn, nuôi dưỡng trí tò mò và tìm ra câu trả lời cho chúng. Bạn sẽ đào sâu suy nghĩ và trí óc hoạt động nhiều, nạp thêm nhiều kiến thức. Hãy hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt.

Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây - Ảnh 5

15. Vượt qua chính mình

Mỗi ngày, hãy thử thách bản thân nhiều hơn một chút. Chẳng hạn, thuyết trình trước lớp hoặc đăng ký một khoá học nghệ thuật,… Điều này giúp bạn có thêm sự tự tin, kiến thức và kỹ năng.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm sao để trở nên thông minh hơn, hãy hình thành những thói quen dưới đây tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

"Đọc vị" viêm tai giữa

Nếu một ngày bạn chợt cảm thấy tai mình đau nhói, có dịch tai chảy ra, hoặc cảm giác tai ọc ọc như có nước ở bên trong, khả năng nghe giảm hẳn… thì xin chia buồn, rất có thể căn bệnh viêm tai giữa đã “ghé thăm” bạn rồi đấy!

Lợi ích và lưu ý khi ăn mướp đắng

Mướp đắng là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ được chế biến thành nhiều món ngon mà còn dùng để hãm trà. Ngoài hương vị đặc trưng, mướp đắng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cách chăm sóc da mùa Đông phái đẹp cần lưu ý

Khi thời tiết trở nên lạnh hơn vào những ngày cuối năm, làn da sẽ khô và dễ xỉn màu. Để giải quyết vấn đề này, phái đẹp chỉ cần áp dụng một vài thay đổi nhỏ giúp làn da sẽ luôn ẩm mượt và hồng hào trong những ngày lạnh sắp tới.