Lợi ích của mướp đắng
-
Giảm viêm: Mướp đắng chứa nhiều polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Các hợp chất polyphenol càng nhiều, tác dụng chống viêm càng lớn.
-
Hỗ trợ giảm cân: Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng giúp cơ thể sử dụng carbohydrate hiệu quả hơn và hạn chế tích mỡ, hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng.
-
Kiểm soát tiểu đường: Mướp đắng chứa saponin và terpenoid - các hợp chất có thể giúp hạ đường huyết ở người bị tiểu đường bằng cách thúc đẩy việc chuyển glucose vào tế bào và cải thiện việc xử lý glucose ở gan và cơ.
-
Phòng ngừa ung thư: Nghiên cứu sơ bộ cho thấy mướp đắng có thể góp phần tiêu diệt một số tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng, nhờ vào tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
-
Hỗ trợ tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy mướp đắng giúp giảm cholesterol "xấu" LDL, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
-
Kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch: Tinh dầu mướp đắng có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus và E. coli, giúp bảo vệ cơ thể.
-
Dưỡng da: Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong mướp đắng giúp làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ da khỏe mạnh. Mướp đắng còn có khả năng giảm mụn trứng cá, tuy nhiên không thể thay thế thuốc điều trị mụn.
-
Những ai không nên ăn mướp đắng?
Mặc dù có nhiều lợi ích, mướp đắng không phù hợp cho một số người. Theo khuyến cáo của Bác sĩ chuyên khoa I Dương Ngọc Vân từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec:
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trẻ em
Người huyết áp thấp
Người có vấn đề về tiêu hóa.
Người trước và sau phẫu thuật (nên ngừng ăn ít nhất 2 tuần trước và sau khi phẫu thuật)
Người thiếu canxi và thiếu men G6PD
Lưu ý khi dùng mướp đắng
- Tiêu thụ vừa phải: Không nên ăn quá nhiều.
- Tránh kết hợp thực phẩm không phù hợp: Không ăn mướp đắng với tôm, sườn heo chiên, hoặc măng cụt cùng lúc.
- Không uống trà xanh ngay sau khi ăn mướp đắng: Điều này có thể gây khó chịu cho dạ dày. Nên đợi vài tiếng sau khi ăn.
Không ăn khi đói: Để tránh kích ứng dạ dày.
Cách chế biến mướp đắng
Mướp đắng ngon nhất khi được thu hoạch còn non, màu xanh đậm. Có thể chế biến bằng nhiều cách như hấp, luộc, xào, om, nhồi hoặc làm cà ri. Một số món phổ biến từ mướp đắng:
- Mướp đắng xào thịt lợn.
- Salad mướp đắng nướng với xoài và cà chua.
- Canh mướp đắng nhồi thịt.
- Mướp đắng nấu tôm cùng nước cốt dừa.
- Nước ép hoặc sinh tố mướp đắng.
Mướp đắng là nguồn dinh dưỡng tốt khi được sử dụng đúng cách, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh.