Loài cây "ma cà rồng" đỏ như máu cực quý hiếm

PV
Theo mô tả của các nhà khoa học, cây “ma cà rồng” vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên, chúng là một chi thực vật ký sinh, bám chặt vào rễ của thực vật chủ hút hết chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.

Được đặt tên là "Langsdorffia", hay còn gọi là cây "ma cà rồng" sống trong rừng và thảo nguyên ở Trung, Nam Mỹ, Madagascar và Papa New Guinea. Chúng tạo ra những bông hoa màu đỏ tươi.

Bốn loài thuộc chi "Langsdorffia" khác biệt hiện được biết đến là các loại thực vật "holoparasitic" không tự quang hợp. Thay vào đó, chúng sử dụng những chiếc vòi giống như xúc tu dưới lòng đất để lấy chất dinh dưỡng từ rễ của nhiều loài thực vật khác nhau, dựa vào vật chủ để sinh tồn.

Mặc dù màu sắc hoa dễ nhận biết và hình dạng đặc trưng của chúng, ít người biết đến những cây ký sinh này. Có vẻ như sự nở rộ của cây "ma cà rồng" sẽ đi cùng với cái chết của các loài thực vật khác trong khu vực.

Cây "ma cà rồng" rất hiếm và thường sống ẩn dật. Hoa của nó màu đỏ và có vảy, thường nở trong mùa khô để "ăn" các loại thực vật khác.

Một số món ăn ưa thích của cây "ma cà rồng" là cây sung, cây xấu hổ, thậm chí là xương rồng.

Việc thiếu chất diệp lục dẫn đến một bông hoa đỏ như máu trông giống như một thứ gì đó đến từ đáy đại dương chứ không phải ở rừng. Tuy nhiên, rất may chúng không gây hại cho con người.

Cây "ma cà rồng" chúng tiết ra mật có mùi thơm thu hút các sinh vật khác đến thụ phấn để lây lan hạt giống của nó, ví dụ như bọ cánh cứng, kiến, gián và thậm chí các loài chim ăn thực vật màu sắc...

Tác dụng của những cây này đối với hệ sinh thái xung quanh vẫn chưa được khám phá. Điều này một phần là do cây "ma cà rồng" rất hiếm nên chưa có nghiên cứu kỹ.

Điều thú vị là trong các loại thuộc chi "Langsdorffia" tiết ra mật hoa theo những cách khác nhau.

Thật may mắn cho tất cả các loài thực vật trên thế giới vì loài cây "ma cà rồng" này chỉ xuất hiện với tần suất rất thấp nếu không sẽ có thêm nhiều nạn nhân của nó.

Mặc dù rất hiếm nhưng việc bảo tồn loài cây "ma cà rồng" đang được tiến hành với hy vọng có những nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, bảo vệ những khu rừng mà chúng đang cư trú là vô cùng quan trọng.

(theo ANTĐ)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Loài cây "ma cà rồng" đỏ như máu cực quý hiếm tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Khi những cô giáo... ra sân

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2025) và Kỷ niệm 115 ngày quốc tế phụ nữ 8/3, những cô giáo đang giảng dạy tại các trường nằm trên địa bàn quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã sôi nổi tranh tài tại giải bóng đá nữ ngành GD&ĐT quận.

Người thầy tâm huyết với giáo dục STEAM

Trong bối cảnh giáo dục toàn cầu đang có những chuyển mình mạnh mẽ, STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics) trở thành một xu hướng tất yếu nhằm trang bị cho học sinh tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự linh hoạt trong một thế giới không ngừng thay đổi.

Điều thú vị ở Góc truyền thống

Tại trường Tiểu học Thị trấn Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Góc truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa vùng miền, mà còn mang đến những trải nghiệm học tập đầy sáng tạo và ý nghĩa cho các bạn học sinh.

Danh nhân tuổi Tỵ: Chân dung Cao Bá Quát

Cao Bá Quát là tấm gương sáng về sự khổ luyện, học tập không ngừng để trở thành người tài năng, đức độ, văn hay chữ tốt được người đời kính trọng. Ông cũng là danh nhân tuổi Tỵ mà ở số báo đặc biệt này, Nhi Đồng muốn giới thiệu đến các bạn đấy!

Năm Tỵ kể chuyện rắn

Rắn là một trong những loài động vật có nhiều khả năng kỳ lạ nhất hành tinh. Nhân dịp đón Xuân Ất Tỵ, chúng mình cùng tìm hiểu về loài vật siêu đẳng này nhé.