Và dường như trong thời tiết mát mẻ như vậy, bạn cũng chỉ muốn vùi mình trong chăn để ngủ mà thôi. Đây không phải là suy nghĩ của riêng bạn đâu, 99% người khác cũng có mong muốn tương tự. Nguyên nhân được giải thích rất hợp tình hợp lý thế này đây:
Thời tiết và sức khỏe chúng ta có mối quan hệ khá mật thiết. Và mỗi khi thời tiết đổi thay, nó cũng phần nào tác động đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta.
Mỗi khi ngoài trời đổ cơn mưa hoặc trở mát sau thời gian nóng như đổ lửa, chúng ta lại có cảm giác buồn ngủ hơn. Các nhà khoa học cho rằng đó là ảnh hưởng của hormone melatonin. Đây là loại hormone được tiết ra mỗi khi trời tối, có tác dụng điều chỉnh quy trình thức - ngủ của con người.
Khi trời mưa, bầu trời thường xầm xì, u ám... không gian này khiến cơ thể ta nhầm tưởng là trời tối nên tiết ra nhiều hormone melatonin hơn, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.
Bên cạnh đó, khi ánh sáng trở nên thiếu hụt hơn, đồng nghĩa với việc có thể tiết ra hormone serotonin ít hơn bình thường.
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh với nhiều vai trò khác nhau như điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức.
Khi serotonin bị suy giảm có thể khiến ta lần lượt trải qua cấp độ cảm xúc từ buồn chán, buồn ngủ, bực dọc... Chính sự thiếu hụt serotonin này sẽ khiến cơ thể trở nên lười biếng hơn, không muốn nhấc người lên làm gì mà chỉ thèm nằm ì trên giường và ngủ.
Một trong những nguyên nhân nữa mà giới khoa học bật mí việc vì sao chúng ta thường thích ngắm mưa và ngủ trong thời tiết này.
Đó chính là đến từ âm thanh của những cơn mưa. Cụ thể, âm thanh mưa rơi tí tách, rả rích rơi trên mái nhà... được xếp vào loại tiếng ồn trắng (White Noise). Đây là dạng tiếng ồn thuộc tần số 0 - 20 Khz, tác dụng lớn trong việc trị liệu tâm lý và chữa bệnh mất ngủ.
Không những thế, chính vì tiếng mưa rơi đều đều, lặp đi lặp lại khiến não bị ức chế, kích thích ta nhanh rơi vào giấc ngủ.
Giờ thì bạn đã biết vì sao chúng ta lại trở nên lười biếng, chỉ muốn nằm dài ngủ khi trời mát hay mưa rồi chứ?