Gừng chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, giúp kích thích tiêu hóa và giảm đau nhức cơ bắp. Chúng cũng góp phần tăng cường trao đổi chất và tăng lưu lượng máu. Cho gừng vào trong đồ uống để làm ấm cơ thể.
Mật ong hình thành từ quá trình ong thợ hút mật từ các loại hoa, có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống oxy hóa nhờ vào nguồn dưỡng chất đa dạng. Từ lâu chúng được sử dụng để giảm triệu chứng cảm lạnh, ho, cảm cúm.
Mật ong cũng giúp làm ấm cơ thể, chữa các vấn đề về tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, tốt cho làn da.
Súp làm từ đậu, lúa mạch.... là lựa chọn tốt cho bữa ăn lành mạnh, góp phần bổ sung carbohydrate (carb). Bạn có thể thêm gia vị như thì là, quế và gừng vào món ăn này. Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng súp trong bữa ăn nhẹ khi đói vào buổi xế, buổi tối.
Đồ uống nóng như cà phê, trà hay cốc sữa ấm góp phần làm ấm cơ thể trong mùa lạnh. Phụ nữ mang thai, trẻ em nên tránh đồ uống có chứa caffein.
Trái cây như chuối, dâu tây, kiwi, táo, mận, vải, đu đủ, mãng cầu và lựu là lựa chọn thích hợp trong mùa đông. Một quả chuối cung cấp khoảng 112 calo, 27 g tinh bột, 3 g chất xơ, 14 g đường tự nhiên, 422 mg kali.
Trái cây này tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường năng lượng và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Chuối cũng cung cấp magiê giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Một số loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều hỗ trợ tăng tốc độ trao đổi chất và tăng nhiệt độ cơ thể.
Trái cây sấy khô như mơ, sung khô, chà là... hỗ trợ làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin.
(ẢNH: Freepik)