Ngày 8/3 có phải ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Ngọc Lam
Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) là hai vị nữ anh hùng đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân đất Việt.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giống như một bản anh hùng ca bất diệt, nó thể hiện được ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là minh chứng rõ nhất cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong lịch sử nhân loại.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn thuộc dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Cha mất sớm, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị được mẹ là bà Man Thiện một mình nuôi dạy. Ngay từ nhỏ, được nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và thượng võ, trở thành những người có đức có tài.

Thời đó, quân Đông Hán đô hộ nước ta đã cử Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ. Vốn là người tham lam, tàn bạo nên Tô Định đã tăng cường thu các loại thuế và đồng hóa dân ta. Việc làm này gây nên bao nỗi uất hận, oán thán trong nhân dân. Chúng bắt nhân dân ta phải tuân theo các lễ giáo phong kiến Hán, từ cách lấy vợ, lấy chồng, cách ăn mặc cho đến hạn chế quyền hạn của các lạc tướng. Chính điều này đã khơi dậy trong nhân dân ý chí đứng lên chống lại quân xâm lược.

Ngày 8/3 có phải ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - Ảnh 1
Ngay từ nhỏ, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã được nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, thượng võ.

Chứng kiến cảnh tượng nhân dân phải chịu khổ, Hai Bà Trưng càng quyết tâm diệt thù, phục quốc. Hai người đã chiêu tập binh sĩ, sắm sửa khí giới để chuẩn bị khởi nghĩa. Tương truyền cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào tháng 2 âm lịch (tức tháng 3 theo lịch dương) năm Canh Tý (năm 40 sau công nguyên). Để thể hiện ý chí quật cường và lòng quyết tâm quét sạch bóng quân thù, hai bà đã đọc lên những câu thơ hết sức hùng hồn, tráng lệ:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.

Ngọn cờ khởi nghĩa phất lên như tiếng gọi thiêng liêng cứu nước đã lan truyền rộng rãi trong nhân dân. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng của quân và dân khắp các quận huyện ở vùng lưu vực sông Hồng. Đội ngũ của nghĩa quân khi đó chủ yếu là phụ nữ. Trong đó có những người mẹ, người vợ, những cô gái trẻ là nữ tướng giỏi của thời đại ấy như bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Lê Chân (Hải Phòng), Bát Nàn (Thái Bình), Thánh Thiên (Bắc Giang), Lê Thị Hoa (Thanh Hóa),...

Ngày 8/3 có phải ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - Ảnh 3
Hai Bà Trưng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.

Trong ngày xuất quân, Hai Bà Trưng đã cùng hàng vạn người dân, tướng lĩnh, nghĩa quân khí thế hừng hực, ào ào xuất trận. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra cả nước, đánh đổ toàn bộ chính quyền xâm lược. Quân Đông Hán bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, cuộc sống của người dân được bình yên trở lại.

Được các tướng lĩnh và nhân dân đồng lòng suy tôn làm vua, Hai Bà Trưng lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở lị sở Mê Linh (nay là làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Mặc dù triều đại của Hai Bà Trưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng chiến thắng của cuộc khởi nghĩa là một dấu son chói lọi đầu tiên trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời, khẳng định được vai trò to lớn, ý chí chiến đấu và khả năng lãnh đạo của người phụ nữ Việt Nam.

Khi giặc xâm lược một lần nữa, cuộc khởi nghĩa bị thất bại, hai bà quyết không để sa vào tay giặc nên đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiễn. Tương truyền sau khi hai bà mất, khí phách đã kết thành tượng đá. Sau đó, tượng theo dòng nước xuôi xuống bãi Đồng Nhân. Người dân ở khu vực này thấy thế đã lấy vải đỏ làm lễ rước tượng vào bờ. Đền thờ Hai Bà Trưng được vua Lý Anh Tông truyền lập ngay tại bờ sông vào năm 1142. Đến năm 1819, do bờ sông sạt lở nên đền được chuyển vào khu Võ Miếu, thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương (ngày nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng).

Ngày 8/3 có phải ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - Ảnh 2
Lễ hội đền Hai Bà Trưng luôn được tổ chức một cách long trọng và uy nghiêm.

Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa hào hùng, cứ vào tháng 2 âm lịch (tức tháng 3 dương lịch) hàng năm là người dân tại quận Hai Bà Trưng và tại Mê Linh lại long trọng tổ chức lễ kỷ niệm. Như vậy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lừng lẫy một thời không phải trùng với ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Do thời gian 2 ngày lễ này khá sát nhau, đồng thời cũng tôn vinh những người phụ nữ nên có nhiều dịp người ta đã gộp cả hai ngày cho thêm phần long trọng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngày 8/3 có phải ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Cấm thuốc lá điện tử: Cần sự chung tay của cộng đồng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua luật cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, đóng vai trò đặc biệt trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.

"Thông minh tài chính nhí": Sân chơi kỹ năng cho trẻ em

Sáng 15/12, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã phối hợp cùng Công ty Giáo dục thông minh tài chính công bố phát động cuộc thi “Thông minh tài chính nhí” (F’CLEVER KIDS) với mong muốn kiến tạo tư duy tài chính cho trẻ em.

Những “Chiến sĩ nhỏ” say mê được làm chú Bộ đội

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), trường TH Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học tham quan doanh trại Bộ đội tại Tiểu đoàn Đặc công 31.

50 năm thống nhất đất nước qua con tem bưu chính

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 10/12, tại trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2025 với chủ đề “50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính”.

Tràn đầy năng lượng với "Vui cùng âm nhạc"

Sáng ngày 9/12, không khí tại Trường Mầm non 19/5 (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh) trở nên sôi động với chương trình “Vận động cùng âm nhạc – Tươi khỏe mỗi ngày”. Sự kiện do báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk, đã mang đến cho gần 500 bạn nhỏ một buổi sáng đầy niềm vui và bổ ích.

Học sinh Đà Nẵng xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp

Sáng ngày 7/12, tại trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng tổ chức ngày hội “Xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn cấp trung học cơ sở” năm 2024, với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút sự hưởng ứng của học sinh các trường THCS trên địa bàn.