Ngày nào cũng chăm chỉ chải răng mà miệng vẫn “toả” mùi hôi khó chịu, nguyên nhân có thể đến từ đâu?

Minh Hồng
Nếu như đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay đánh răng thường xuyên nhưng miệng vẫn bị hôi, có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề dưới đây.

Một trong những thứ ám ảnh chúng ta khi trò chuyện với người khác chính là tình trạng hôi miệng của họ. Dù ngoại hình có bắt mắt đến đâu mà răng miệng “rau mùi” thì cũng “xứng đáng” bị âm điểm rồi.

Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào với các mức độ khác nhau. Tuy vậy, nếu như đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay đánh răng thường xuyên nhưng miệng vẫn bị hôi, có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề dưới đây.

Ngày nào cũng chăm chỉ chải răng mà miệng vẫn “toả” mùi hôi khó chịu, nguyên nhân có thể đến từ đâu? - Ảnh 1

Bị mắc các bệnh lý về răng miệng

Các nhà khoa học giải thích rằng, khi protein của các vi sinh vật trong miệng phân hủy, chúng sẽ sản sinh ra một loạt các chất bao gồm: hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide - chính những chất này gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của bạn.

Như vậy, nguyên nhân hôi miệng trong trường hợp này có thể do:

- Sâu răng

Khi trên răng xuất hiện các lỗ "sâu" mà không được trám lại kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ẩn và tăng sinh từ đó gây ra các mùi hôi khó chịu.

- Viêm lưỡi

Không chỉ răng, nếu như các mảnh vụn thực phẩm bạn ăn dính lại ở lưỡi và không được loại bỏ khi vệ sinh sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tiến hành phân hủy protein và tạo ra mùi hôi.

- Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng vùng lợi xung quanh răng của bạn bị viêm và sưng tấy do các vi khuẩn gây ra. Nếu như không được điều trị sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa vùng lợi và răng gây ra hôi miệng.

- Cao răng

Khi các mảng bám từ thực phẩm không được loại bỏ hết sẽ đóng lại vào chân răng và hình thành cao răng. Vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển tại các mảng bám này khiến miệng có mùi hôi.

- Chứng khô miệng

Trong khoang miệng của chúng ta, nước bọt đảm nhiệm vai trò cân bằng độ ẩm, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm và giảm tính axit trong miệng. Khi axit trong miệng cao có thể gây ra sự tăng sinh vi khuẩn và gây hôi miệng.

Ngoài các bệnh lý răng miệng phổ biến có thể là nguyên nhân gây hôi miệng kể trên thì mùi hôi miệng có thể gặp ở những người đang mắc bệnh ung thư, suy gan, bị viêm loét dạ dày hay những bệnh liên quan tới rối loạn trao đổi chất khác.

6 sự thật về kem đánh răng không phải ai cũng biết, nhất là cái số 2 và số 4 - Ảnh 2

Hôi miệng do dùng thuốc

Trong một số phác đồ điều trị thì tác dụng phụ của các loại thuốc có thể gây ra hôi miệng. Chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc an thần hay thuốc chỉ định cho nhóm bệnh thần kinh.

Hay có thể hiểu rằng, tác dụng phụ của các thuốc này khiến khoang miệng giảm tiết nước bọt, mất cân bằng hệ lợi khuẩn trong miệng và nấm miệng có điều kiện phát triển, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.

Ngoài thuốc điều trị bệnh thì cũng có một số trường hợp uống bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể khiến bạn bị hôi miệng.

Ngày nào cũng chăm chỉ chải răng mà miệng vẫn “toả” mùi hôi khó chịu, nguyên nhân có thể đến từ đâu? - Ảnh 2

Chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh

Ngoài bệnh lý, thì một chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể trở thành nguyên nhân gây hôi miệng.

- Hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá thường gặp phải chứng giảm tiết nước bọt khiến các lợi khuẩn bị giảm và vi khuẩn có điều kiện phát triển hơn.

Đồng thời, người hút thuốc lá nhiều còn hay mắc các bệnh lý về răng miệng và gây ra mùi hôi.

- Ăn các loại gia vị mạnh

Một số loại gia vị như tỏi, hành có các phân tử mùi bị hấp thụ vào máu và thông qua phổi, hơi thở sẽ bài tiết dần ra ngoài khiến bạn cảm giác có mùi hôi miệng.

- Thực phẩm giàu protein

Với những người đang bị hôi miệng thì ăn các thực phẩm này quá nhiều sẽ khiến tình trạng hôi miệng bị tăng lên đáng kể.

- Chế độ ăn ít carbohydrate, ăn chay

Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và ceton tạo ra trong cơ thể cùng một số chất sẽ giải phóng ra bên ngoài và gây ra hơi thở có mùi.

Mặc thế giới đổi thay, đây vẫn là chế độ ăn uống tốt nhất thế giới - Ảnh 2

Cần làm gì để phòng tránh hôi miệng?

Hôi miệng kéo dài, hơi thở nặng mùi khiến bạn bị mất tự tin hơn khi giao tiếp. Có một số biện pháp giúp ngăn ngừa hôi miệng mà bạn có thể tham khảo:

- Uống nhiều nước

- Nếu hôi miệng nặng, kéo dài thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị tận gốc

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đối với bạn đang niềng răng cần làm theo hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa

Uống nước lọc khi ngủ dậy rất tốt nhưng có hai loại nước lọc tuyệt đối không nên dùng - Ảnh 2

- Vệ sinh lưỡi bằng các dụng cụ chuyên dụng

- Hạn chế ăn các thực phẩm, gia vị có mùi nồng, tính mạnh như hành, tỏi,...

- Súc họng, nhai kẹo cao su không đường.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.