Ngỡ như kỹ xảo điện ảnh, hóa ra là “bụi kim cương” tuyệt đẹp ở Nhật Bản

NGỌC HÀ
Một hiện tượng kỳ thú của mùa đông được người dân Nhật Bản đón đợi hàng năm đó là “bụi kim cương” ở Hokkaido.

"Bụi kim cương" được hình thành khi nhiệt độ đóng băng xuống dưới -15 độ C, khi những tinh thể tuyết rơi xuống hoặc hơi ẩm kết tinh rồi rơi xuống đúng lúc ánh mặt trời phản chiếu thành một luồng bụi sáng lấp lánh tựa như những viên kim cương quý giá.

Chỉ có Nam Cực, Bắc Cực và những khu vực xung quanh như Furano và Asahikawa của Hokkaido mới có hiện tượng độc đáo này.

Vào Chủ nhật vừa qua, nhiều người đã tập trung tại các khu vực miền núi của thị trấn Biei, nhiệt độ xuống âm 25,8 độ C vào buổi sáng và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp.

Những tinh thể băng nhỏ bé bay trong không khí dưới ánh mặt trời buổi sáng như những hạt kim cương lấp lánh. Thật thơ mộng và tuyệt vời biết bao.

Hàng năm từ tháng 1 đến tháng 2 tại Hokkaido, người dân đã tổ chức lễ hội để chiêm ngưỡng "bụi kim cương". Tại đây các du khách có thể làm cầu vồng nhân tạo từ bụi kim cương hay những ngọn nến tuyết.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngỡ như kỹ xảo điện ảnh, hóa ra là “bụi kim cương” tuyệt đẹp ở Nhật Bản tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Chạm" vào thiên nhiên

Bạn có bao giờ dừng lại và ngắm nhìn một chiếc lá nhỏ rung rinh trong gió chưa? Hay thử đặt ...

Bài Hành Trang khác

Xây dựng thực đơn đơn giản, dễ ăn cho người niềng răng

Chế độ ăn khi niềng răng cần được điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ chỉnh nha hiệu quả và giảm cảm giác đau. Dưới đây là thực đơn do chuyên gia tại Hệ thống Nha khoa Medlatec MedDental xây dựng giúp người niềng răng đảm bảo dinh dưỡng và dễ áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Vì sao thời tiết vũ trụ khó dự đoán?

Một cơn bão Mặt Trời có thể làm gián đoạn vệ tinh, ảnh hưởng đến lưới điện, gây nhiễu tín hiệu GPS và thậm chí khiến hàng không tê liệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự báo chính xác sức mạnh của hiện tượng này, chủ yếu vì thiếu thiết bị để đo đạc các thông số quan trọng từ sớm.