Người gìn giữ những "vật báu" vô giá

Chủ Nhật
Việc giữ gìn sách vở sạch đẹp tưởng dễ mà lại không dễ chút nào bởi chúng mình phải biết nâng niu và bảo quản ngăn nắp, gọn gàng suốt cả năm học. Khó là thế, vậy mà có một người đàn ông đã lưu trữ được hàng chục ngàn cuốn sách vở cũ từ thế kỷ trước. Đó là chú Nguyễn Văn Đương (40 tuổi), quê ở Thái Bình, hiện sống tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Tìm về ký ức tuổi thơ

Chú Đương
bên tủ Sách Giáo Khoa
và bộ sưu tập vở
học sinh xưa.
Chú Đương bên tủ Sách Giáo Khoa và bộ sưu tập vở học sinh xưa.

Các bạn ơi, chúng mình luôn được dạy rằng phải biết giữ gìn sách vở sạch đẹp tinh tươm. Bạn nào tổng kết năm học rồi mà vẫn giữ được sách vở không bị nhàu nhĩ, lấm lem bút mực thật vô cùng đáng khen!

“Mở trang sách lòng đầy rạo rực

Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh

Bao tri thức gói gọn trong tim mình

Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh..."

Sách Giáo Khoa, học vần, tập đọc,
văn và tiếng Việt tiểu học thập niên 1980.
Sách Giáo Khoa, học vần, tập đọc, văn và tiếng Việt tiểu học thập niên 1980.

Chú Đương bảo rằng, ban đầu chú có hứng thú giữ gìn kỷ vật quen thuộc thời học trò chú từng sử dụng. Trong quá trình sưu tầm, chú thấy đây là đề tài rất hay lại có ý nghĩa nên dành nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để lưu giữ.

Đến nay, sau gần 15 năm miệt mài sưu tầm, chú Đương sở hữu khoảng 7.000 - 8.000 cuốn Sách Giáo Khoa, 5.000 cuốn vở, 400 cuốn kỉ yếu, văn thơ các trường và nhiều kỉ vật đồ dùng học sinh như bút viết, lọ mực, phấn bảng, thước kẻ… Trong đó có rất nhiều cuốn Sách Giáo Khoa tiểu học thuộc hàng “quý hiếm” từ cuối thế kỉ 19.

Bộ Sách Giáo Khoa môn Văn - Tiếng Việt
và Toán tiểu học thuộc chương trình thực nghiệm
từ những năm 1990 tới đầu năm 2000.
Bộ Sách Giáo Khoa môn Văn - Tiếng Việt và Toán tiểu học thuộc chương trình thực nghiệm từ những năm 1990 tới đầu năm 2000.

Để có được những “báu vật” vô giá như thế, chú Đương phải bỏ ra rất nhiều công sức đi tìm mua, cả trên mạng và các hiệu sách cũ. Mua được sách về đã khó, bảo quản lại càng khó hơn. Rất may, khí hậu miền Nam thuận lợi. Thời tiết chênh lệch về nhiệt độ, khá khô ráo và không có mùa nồm ẩm, mưa phùn. Những cuốn sách có giá trị chú Đương đều cho vào trong tủ kính đóng kín.

Ước vọng tương lai

Cuộc sống càng hối hả thì người ta càng có xu hướng muốn tìm về với những kỷ niệm tuổi ấu thơ, những năm tháng cắp sách đến trường đầy hoài niệm. Trong quá trình sưu tầm sách, chú Đương có một ước mơ là hệ thống lại sách vở tư liệu kỉ vật của nền giáo dục Việt Nam giai đoạn chữ quốc ngữ (từ cuối thế kỉ 19 đến nay) đầy đủ nhất có thể.

Những cuốn sách giáo khoa tiểu học miền Bắc thập niên 1960.
Những cuốn sách giáo khoa tiểu học miền Bắc thập niên 1960.

Chú Đương cũng mong thế hệ trẻ có hứng thú tìm hiểu nghiên cứu về đề tài này để hiểu rõ hơn những thế hệ ông bà, bố mẹ, anh chị mình đã được dạy bảo, học hành ra sao. Từ đó, các bạn cũng sẽ có sự gắn kết, thấu hiểu hơn về tư duy giáo dục qua từng thời kỳ.

Những cuốn vở với bìa minh họa rất hấp dẫn từ các bộ phim
truyện nổi tiếng thập niên 1990 và đầu những năm 2000.
Những cuốn vở với bìa minh họa rất hấp dẫn từ các bộ phim truyện nổi tiếng thập niên 1990 và đầu những năm 2000.
Sách Giáo Khoa, vở, bút, mực và thước kẻ
trong năm học lớp 1 của chính chú Đương.
Sách Giáo Khoa, vở, bút, mực và thước kẻ trong năm học lớp 1 của chính chú Đương.

Chú Đương mong muốn sau này sẽ xây dựng được một bảo tàng tư nhân nho nhỏ để có không gian trưng bày rộng rãi, thuận tiện. Từ đó, thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm theo nhiều chủ đề, chào đón mọi người tới tham quan.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người gìn giữ những "vật báu" vô giá tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).