Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư (1/4)

Bảo Bối
uy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau.

Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày được biết tới là mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ.

Trong ngày này, chúng ta có thể nói khoác với nhau cả ngày càng nhiều càng tốt (tại một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa, nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì sẽ gặp điều không may mắn...).

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ với nhiều giả thuyết khác nhau.

Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week.

Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư (1/4) tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

3 chiêu lừa đảo tinh vi đầu năm mới: Cảnh giác để không sập bẫy

Dịp đầu năm, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý chủ quan của người dùng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng. Trong tuần từ 27/1 đến 2/2, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ghi nhận ba phương thức lừa đảo phổ biến, gồm: giả danh thầy bói giải hạn online, mạo danh nhà mạng để chiếm đoạt tài sản và kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng.

"Mona Lisa" sắp có phòng trưng bày riêng

Tranh "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci sắp được chuyển đến một không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Louvre, với mức vé tham quan riêng, nhằm giảm tình trạng quá tải du khách.

Du Xuân qua những miền di sản

Tết… Tết… Tết… Tết đến rồi! Ngoài việc sum vầy bên gia đình, hân hoan theo bố mẹ đi chúc Tết họ hàng…, đây cũng là dịp tuyệt vời để chúng mình vi vu đến những miền di sản, khám phá thiên nhiên tươi đẹp và những điều lý thú về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của mỗi vùng miền trên cả nước.

5 địa điểm ngắm tuyết đẹp nhất Việt Nam

Dù tuyết không thường xuyên xuất hiện, mùa đông tại một số địa điểm ở Việt Nam vẫn khoác lên mình vẻ đẹp kỳ ảo, tựa như những khung cảnh mùa đông ở các quốc gia ôn đới. Dưới đây là 5 điểm đến nổi bật nhất để trải nghiệm mùa đông thơ mộng và cơ hội "săn tuyết" ở Việt Nam.