Những câu nói dối kinh điển của sinh viên: Top 1 “chụp về rồi tối chép”!

Thu Trà
Cho dù vì mục đích nào chăng nữa thì “nói dối” vẫn luôn tồn tại và phổ biến trong đời sống sinh viên, không tin thử bước chân vào giảng đường đại học mà xem rồi bạn sẽ hiểu ngay thôi.

Những câu nói dối như “em bị hỏng xe”, “tắc đường” hay “em bị ốm nặng sốt cao” tưởng chừng chỉ xuất hiện ở cấp trung học, phổ thông vậy mà trong môi trường Đại học, nó lại xuất hiện với tần suất đáng kinh ngạc. Đã bao nhiêu lần bạn dùng những câu nói trên để biện minh cho việc đi học muộn của mình, trong khi nguyên nhân lại không phải do "tắc đường", do "xe hỏng" mà là do bạn ngủ nướng, bạn thức khuya hay đơn giản là cố tình không vào học vì đang ăn dở bữa sáng ngoài cổng trường? 

Không chỉ có vậy, lên ĐH thay vì mang cả đống sách vở tới trường, đợi thầy cô, cán bộ lớp kiểm tra việc ghi chép bài , làm bài tập như trước kia, thì khi lên đại học, sẽ chẳng ai quan tâm bạn như thế nữa. Do đó để tránh quên béng mất kiến thức vừa học, sinh viên thường sẽ ‘chụp lại bài giảng’ của thầy cô rồi tự nhủ với nhau “chụp về để tối chép”. Đi học thì cần gì mang nhiều đồ dùng. Đôi khi chỉ cần một chiếc bút, một ‘thứ gì đó’ có thể viết lên được và điện thoại – vật bất ly thân – là có thể ung dung ngồi tới hết tiết.

Những câu nói dối kinh điển của sinh viên: Top 1 “chụp về rồi tối chép”! - Ảnh 1
Ảnh chụp màn hình

Thầy cô viết gì, chiếu gì lên bảng, chỉ cần cầm điện thoại lên và bấm tách một cái. Bạn bè chép gì quan trọng vào vở, cũng cầm điện thoại lên bấm là xong. Mỗi mùa thi đến, mở album ảnh trên điện thoại ra là thấy chi chít toàn ảnh bài giảng, ảnh slide, ảnh giáo trình…

Tuy nhiên, câu tự nhủ “chụp về để tối chép”  thường xuyên bị lãng quên và trở thành một trong những lời ‘dối lòng’ siêu kinh điển của sinh viên nhà mình. Nhiều sinh viên cũng khẳng định rằng, việc chụp lại bài giảng chỉ mang lại cho họ cảm giác yên tâm, rằng mình ‘không hề bỏ lỡ kiến thức nào’ chứ chẳng chứng minh được mấy phần chăm học.

Những câu nói dối kinh điển của sinh viên: Top 1 “chụp về rồi tối chép”! - Ảnh 2
Điện thoại phủ đầy hình ảnh của bài học nhưng… có ai học bao giờ (Ảnh: Lan Anh)

"Hồi mới lên đại học, mình cũng sửa soạn ghê lắm, sắm hẳn mấy quyển vở, ngày đầu còn ghi riêng từng môn, học được nửa học kì là một quyển viết 5 môn, vài hôm sau đi học không mang sách vở luôn, vác được cái thân đi học là mừng lắm rồi. Bài giảng chỉ cần chụp lại, nhưng thú thật đó là hành động ‘dối mình dối người’ mà đúng là phải lên đại học thì bạn mới hiểu được. Mình còn chẳng buồn mở điện thoại ra để ôn bài… " – Bạn V.U kể lại câu nói dối kinh điển mà sinh viên nào cũng nhủ thầm trong đầu.

"Đã tốt nghiệp đại học được 1 năm nhưng mở điện thoại ra khéo vẫn còn lưu những ảnh chụp bài giảng" – Bạn A.L bình luận.

Việc tự huyễn hoặc bản thân cho dù với mục đích nào đi chăng nữa thì nó chắc chắn sẽ mang lại hậu quả tiêu cực nhiều hơn, nguy hiểm nhất, đó là tạo nên thói quen thiếu trung thực trong đời sống. Do vậy, dù cuộc sống sinh viên có nhiều màu sắc, nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều thử thách đến đâu, hãy tô màu trung thực làm màu sắc chủ đạo.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những câu nói dối kinh điển của sinh viên: Top 1 “chụp về rồi tối chép”! tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Gia Lai đổi mới truyền thông giúp giảm nghèo bền vững

Nhờ đổi mới cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và sát dân trong từng hoạt động, các địa phương ở Gia Lai đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo, giúp người dân từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.