Những động vật cực độc dễ gặp khi tắm biến, xứng đáng được xếp vào loạt “Hung thần đại dương”

Khiết Anh
Dưới đây là danh sách các động vật cực độc, có thể vô tình khiến bạn bị thương chỉ bằng một cú chạm nhẹ mà thôi.

1. Man-of-war


Đây là một sinh vật phức tạp được tìm thấy ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các xúc tu dài của nó mang lại một vết chích đau đớn, có nọc độc và đủ mạnh để giết cá và thậm chí cả con người. Nó tiêm chất độc vào nạn nhân gây nên các triệu chứng đau ngực, khó thở và trường hợp xấu nhất là tử vong.

Điều trị: Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà được người dân sử dụng để chữa trị vết chích như rượu, nước biển, kem cạo râu, baking soda và thậm chí là nước tiểu. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây tuyên bố rằng bôi nước ấm và giấm vào vết thương là cách cầm cự tốt nhất trong khi chờ đợi sự hỗ trợ của các dịch vụ y tế.

2. Sứa

Không giống như Man-of-war, sứa là một loài sinh vật đơn lẻ. Loài động vật biển này thường bơi tự do trong đại dương và thỉnh thoảng vô tình dạt vào bờ biển. Các xúc tu của chúng có các tế bào châm chích siêu nhỏ thường dùng để bắt con mồi hoặc để phòng thủ. Những vết chích này gây đau và đỏ rát trên da. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây nên những biến chứng nặng nề thậm chí tử vong.

Điều trị: Như đã đề cập ở trên, nước tiểu là một phương pháp điều trị phổ biến cho những vết chích này nhưng bây giờ nó chỉ là một câu chuyện cũ. Tương tự như cách mà bạn đối phó với man-of-war, giấm và nước ấm là những lựa chọn điều trị tốt nhất trong trường hợp này.

3. Hải quỳ

Mặc dù trông giống như thực vật nhưng hải quỳ lại là một loài động vật sống dưới đáy đại dương. Được trang bị các tế bào đốt cnidocyte, chúng tiêm nọc độc vào hỗn hợp độc tố và chất độc thần kinh của nạn nhân của họ thông qua một vụ nổ tế bào. Thông thường, hải quỳ không tấn công con người nhưng nó đã xảy ra trong một số trường hợp hiếm gặp khi chúng dạt vào bờ. Đây là loài động vật có nọc cực độc, trong trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong cho người tiếp xúc.

Điều trị: Việc điều trị vết thương sẽ tùy thuộc vào loại hải quỳ và số lượng chất độc được tiêm vào cơ thể bạn. Nói chung, các gai cần phải được loại bỏ và làm sạch. Tương tự như vết thương do sứa gây ra, giấm có thể điều trị cơn đau. Đồng thời thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau cũng vô cùng cần thiết. Trong trường hợp nghiêm trọng, mọi người nên liên hệ với các dịch vụ y tế để được chữa trị kịp thời.

4. Cá đuối gai độc

Cá đuối gai độc là một loại cá đuối biển có liên quan mật thiết đến cá mập. Chúng thường không tấn công con người một cách ngẫu nhiên mà chỉ hành động khi bị khiêu khích. Cá đuối tấn công con người bằng một “lưỡi kiếm” sắc nhọn thay vì xúc tu như các loài động vật ở trên. 

Điều trị: Thông thường, cá đuối gai độc chỉ gây chết người nếu chạm vào khu vực quan trọng. Việc bạn cần làm đó là làm sạch các khu vực bị thương, để hở nếu vết thương có diện tích nhỏ hoặc che lại bằng các mũi khâu nếu phạm vị vết thương quá rộng.

5. Nhím biển

Nhím biển là loài động vật có gai nhọn bởi chúng phải đối mặt với rất nhiều kẻ săn mồi như rái cá biển, lươn sói và thậm chí là sao biển. Những chiếc gai này có tác dụng bảo vệ bản thân chúng khỏi những kẻ tấn công trên và một số cũng có thể tạo ra nọc độc, đặc biệt là nhím biển từ các khu vực nhiệt đới.

Điều trị: Nhím biển có thể đâm thủng da nạn nhân đồng thời một số loại nhím mang độc có thể truyền độc vào bên trong cơ thể con người. hãy loại bỏ những chiếc gai này bằng nhíp và sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị những cơn đau.

6. Cá sư tử

Cá sư tử còn được biết đến với các tên gọi khác như cá bơn hay cá mập zebrafish. Nọc độc từ những tia vây của chúng có thể khiến cơ thể con người phát sốt, nôn mửa, ợ nóng, suy tim và thậm chí là tử vong. Mặc dù hiếm khi gây tử vong cho người trưởng thành nhưng nó đặc biệt gây nguy hiểm với trẻ em, người già, những người có hệ miễn dịch yếu và những người bị dị ứng với nọc độc.

Điều trị: Nếu phát hiện cơ thể bị nhiễm độc từ loài cá này, việc bạn cần làm đó là ngay lập tức ngâm khu vực bị thương vào trong nước nóng để phá vỡ các protein trong nọc độc, giảm đau và hạn chế các triệu chứng có thể xảy ra. Nhiệt độ được khuyến nghị là từ 43 đến 46 độ C. Sử dụng nước có nhiệt độ cao hơn rất có thể sẽ khiến nạn nhân bị bỏng.

7. San hô lửa

Mặc dù tên của nó khiến bạn dễ liên tưởng đến các loài san hô nhưng thực chất chúng là động vật có liên quan chặt chẽ với sứa. Khi tiếp xúc với loài động vật này, nạn nhân sẽ cảm đấy đau rát do nọc độc của chúng được bao phủ toàn bộ thân bên ngoài. Trong một số ít trường hợp, nọc độc có thể gây độc tính toàn thân.

Điều trị: Nước muối thường được sử dụng để làm sạch vết thương do san hô lửa gây ra. Điều quan trọng nhất là phải loại bỏ được chất độc khỏi da và sử dụng các loại kem chuyên dụng để làm dịu vết ngứa. Liên hệ với các dịch vụ y tế nếu nạn nhân có phản ứng dị ứng với nọc độc hoặc nếu xảy ra những biểu hiện nghiêm trọng khác.

8. Thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt có hình dáng kì lạ khiến người ta liên tưởng chúng là con lai giữa một con vịt và một con hải ly. Đây là loài động vật có vú, đẻ trứng và đổ mồ hôi thay cho sữa để nuôi con non. Thú mỏ vịt đực có mũi nhọn độc ở mắt cá chân. Chúng thường dùng nó để chiến đấu với các đối thủ trong mùa giao phối nhưng sẽ tấn công con người nếu bị khiêu khích quá đà.

Điều trị: Nói chung, nọc độc của thú mỏ vịt không gây tử vong ở con người. Điều thú vị là không có thuốc để điều trị những cơn đau do độc của thú mỏ vịt gây ra. Các bác sĩ thường phải điều trị cho nạn nhân bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ. Mặc khác, các nhà khoa học tin rằng họ có thể sử dụng các loại nọc độc này để điều trị bệnh tiểu đường ở người.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.