Những hiểu lầm tai hại về bệnh sốt xuất huyết

Khiết Anh (Tổng hợp)
Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine hay thuốc đặc trị nhưng nếu được phát thiện và điều trị kịp thời thì sẽ khỏi bệnh, không để lại di chứng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có những nhận thức không đúng về dịch bệnh nguy hiểm này.

Ốm phải dùng thuốc kháng sinh

Sốt xuất huyết là do virus gây ra mà kháng sinh là thuốc trị bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Vì thế, bạn phải bỏ ngay quan điểm uống thuốc kháng sinh là cách nhanh nhất để điều trị căn bệnh này. Ngoài ra, khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đau đầu, đau cơm đau toàn thân, sốt… đa phần mọi người thường nghĩ đến cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng trong đó có 2 loại là aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Bị 1 lần sẽ không bị lại

Đối tượng nào cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết dù đó là người già, trẻ nhỏ hay thanh thiếu niên. Hiện nay, có tới 4 tuýp virus sốt xuất huyết nên nếu một người đã bị rồi vẫn có thể mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.

Cụ thể, virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó chứ không có khả năng miễn dịch với các chủng virus còn lại. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời.

Giảm sốt là hết bệnh

Theo quy luật thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người và nhức mắt. Tuy nhiên đến ngày thứ 4, bệnh tình sẽ đột nhiên suy giảm, bệnh nhân sẽ không còn sốt cao nữa nhưng đây mới là thời điểm nguy hiểm nhất, có thể gây ra những biến chứng nặng nề.

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết thì sẽ lây bệnh

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết thực tế chỉ lây qua muỗi vằn đốt người nhiễm virus, sau đó truyền bệnh sang cho người lành.

Muỗi truyền bệnh chỉ xuất hiện ở những nơi ao tù, nước đọng

Mọi người hay nhầm tưởng chỉ những nơi cống rãnh, mất vệ sinh, ao tù là địa điểm sinh sôi, cư trú của muỗi vằn. Nhưng không phải, muỗi vằn cư trú ở những nơi có nước để lâu ngày trong chính ngôi nhà của bạn như: bể cá cảnh, bình hoa, hòn non bộ, vũng nước đọng… Vì vậy, cần dọn dẹp sạch sẽ các khu vực này, không để nước lưu trữ tạo môi trường cho bọ gậy phát triển và sinh sôi.

Phun thuốc một lần mà hết muỗi

Chỉ vài giờ sau khi phun thuốc xong, lượng hóa chất sẽ khuếch tán vào trong không khí và bay đi hết. Thế nên, những đàn muỗi khác không nằm trong vùng bị xịt thuốc vẫn tiếp tục bay vào nhà, tấn công và truyền bệnh cho con người. Vì vậy, nếu phun thuốc muỗi cần phải phun tổng thể, đồng loạt ở cả cụm dân cư mới có tác dụng triệt để.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những hiểu lầm tai hại về bệnh sốt xuất huyết tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.