Những khoảng trống giữa ba mẹ và bạn - Làm sao để mọi người cùng thấu hiểu và chia sẻ với nhau

Minh Hồng
Luôn có những "góc tối" nhất định trong mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái. Cùng phân tích để "lấp đầy" những khoảng trống đó nhé!

Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần, là nơi chúng mình được cho lời khuyên, được nhận tình yêu thương vô bờ bến. Nhưng sẽ luôn có những khoảng trống trong mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái. Đó là khi bạn mệt mỏi, áp lực học hành nhưng chẳng dám nói với ai, chỉ biết lên mạng đăng vu vơ rồi im lặng cho xong. Hay khi bạn và ba mẹ không tìm được tiếng nói chung, tranh cãi rồi kết thúc trong im lặng và tổn thương.

Dù là ba mẹ hay con cái, ai cũng có những áp lực và quan điểm riêng. Chẳng ai muốn tạo căng thẳng cho đối phương nhưng ai cũng hi vọng những nỗ lực của mình được ghi nhận và khích lệ. Dù là những người ruột thịt của nhau, sự kết nối và đồng cảm là điều cực kỳ cần thiết. Mối quan hệ nào cũng cần xây đắp, và tình cảm của bạn với những người trong gia đình cũng vậy.

Dù là người trong gia đình, nhưng vẫn có những khoảng trống bố mẹ bạn mãi mãi không thấu hiểu - Ảnh 1

Mới đây, trên mạng xã hội, chủ đề: 'Những điều bố mẹ bạn mãi mãi không thấu hiểu?' được đăng tải và nhận được rất nhiều tương tác và chia sẻ. Có lẽ những mâu thuẫn giữa ba mẹ và con cái là câu chuyện không của riêng ai. Chúng mình hãy cùng xem vấn đề của họ với ba mẹ là gì nhé?

1.  Nhiều khi áp lực thi cử xong việc làm chả dám nói, nói chả được cảm thông hay sao cả chỉ bị kêu hay do con lười, không ngoại giao được với đồng nghiệp nên chán. Cứ kêu phải cảm thông cho bố mẹ vất vả, đàn con cũng phải được cảm thông chứ.

2. Mẹ mình cứ nghĩ: "Con chỉ có ăn với học thì kêu than gì? Mình biết bố mẹ vất vả ngoài kia chỉ mong con cái được no đủ. Nhưng học hành thực sự cũng rất nhiều áp lực, nhất là những năm cuối cấp".

Dù là người trong gia đình, nhưng vẫn có những khoảng trống bố mẹ bạn mãi mãi không thấu hiểu - Ảnh 2

3. Những điều ba mẹ không thấy thì không đồng nghĩa với việc điều đó không tồn tại. Mình thật sự rất mệt mỏi khi phải đối diện với quá nhiều thứ. Đành lòng rằng ba mẹ lo lắng và yêu thương mình vô điều kiện, mình cũng thế, nhưng có những vấn đề không phải chỉ có thể nói yêu, nói thương là có thể thông cảm và hiểu được. Bản tính của mình lại là người ít nói, nên dù có hiểu lầm, mình cũng sẽ rất lười giải thích, đôi co. Ba mẹ mình thì thường không tin mình, chỉ tin lời người khác nói về mình, mỗi lần nghe đâu đó được chuyện về mình thì đều phải gặng hỏi cho bằng được. Mình giải thích thì bảo mình nói xạo, chi bằng thôi, mình im lặng cho qua chuyện cho xong.

4.Thực ra khi mình muốn cha mẹ hiểu mình đừng tạo áp lực đừng đòi hỏi thành tích. Nhưng mình có từng nhìn lại những áp lực của cha mẹ mình không, nỗi khổ của cha mẹ mình không. Mình trách tại sao không giúp con thoát khỏi trầm cảm, thế mình có biết được rằng có khi cha mẹ mình cũng vậy.

Dù là người trong gia đình, nhưng vẫn có những khoảng trống bố mẹ bạn mãi mãi không thấu hiểu - Ảnh 3

5. Bố mẹ luôn quan trọng điểm chác nhưng không biết áp lực đang đè lên đôi vai nhỏ bé của con như thế nào. 

Vậy phải làm thế nào để lấp đầy những khoảng trống ấy, để phá bỏ bức tường vô hình giữa ba mẹ và con cái? 

1. Nhìn nhận bản chất của sự việc 

Khi xảy ra mâu thuẫn giữa ba mẹ và con cái, trước hết, bạn hãy suy nghĩ lại, vì không phải bỗng dưng ba mẹ đối xử như thế với bạn. Ai cũng muốn con mình tốt, nên người, teen nên lắng nghe ý kiến của ba mẹ, gần gũi với ba mẹ hơn, đừng cố tình tỏ ra xa cách với ba mẹ của mình.

2. Trả lời nhỏ nhẹ 

Sự gắt gỏng không khiến bạn cảm thấy thoải mái đâu, trái lại, sự mâu thuẫn giữa bạn và ba mẹ càng tăng. Khi được hỏi, nếu cảm thấy không muốn trả lời và không thể trả lời ngay được, hãy thành thật: 'Ba mẹ đợi con một chút, con vừa đi học về, hơi mệt… Lát con nói chuyện sau nhé'. 

Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tâm trạng bình tĩnh, dành chút ít thời gian cho gia đình và trả lời những câu hỏi của ba mẹ. Khi phụ huynh hỏi mà bạn trả lời qua quýt hoặc lớn tiếng, mắt dán vào màn hình máy tính, tivi hay nghe nhạc thì đảm bảo mâu thuẫn xảy ra ngay. 

3. Hãy góp ý cho ba mẹ với thái độ lễ phép 

Ba mẹ - con cái là hai thế hệ khác biệt, do vậy sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích. Tuy nhiên, không nên khăng khăng bảo vệ quan điểm của bản thân và cho rằng mình đúng, vì ít nhiều ba mẹ cũng có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Hãy lắng nghe, sau đó chia sẻ những suy nghĩ của mình. Tất nhiên, nếu điều đó sai, ba mẹ có quyền “vặn” lại. Nhưng nếu nó đúng và hợp lí, chỉ cần bạn trình bày nhẹ nhàng, phân tích thêm, thì không phụ huynh nào cố chấp đến mức vẫn không chịu tin con mình đâu.

4. Bày tỏ nguyện vọng 

Chờ những khi ba mẹ vui, hãy trao đổi với bố mẹ những suy nghĩ, mong muốn của bản thân mình, chẳng hạn như: những áp lực điểm số mà bạn phải chịu, những bất đồng trong quan điểm của ba mẹ và con cái… Tất nhiên nếu đó là những mong muốn chính đáng thì không ba mẹ nào khước từ cả. Nhưng nếu ba mẹ chấp nhận mong muốn của bạn thì bạn cũng phải làm hài lòng ba mẹ nữa đấy: bảng điểm tốt này, không thức khuya chat chit này...

5. Đừng ngần ngại thể hiện yêu thương với ba mẹ

Bằng việc giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà, khoe thành tích học tập, tổ chức sinh nhật, thể hiện yêu thương qua cử chỉ… và tâm sự với ba mẹ khi họ cần được nghe. Quan trọng hơn hết, bạn cần tạo niềm tin nơi ba mẹ, có như thế thì ba mẹ sẽ không còn lo quá nhiều về bạn, từ đó sẽ không nhắc nhở dư thừa, hoặc quan tâm thái quá làm bạn cảm thấy bó buộc. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.