Những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đang bị cấm vì phát hiện gây hại

Châu Giang (Lược dịch)
Có một điều thực sự đáng lo ngại: thực phẩm mà mọi người tiêu thụ hàng ngày không hề an toàn.

10. Gà

Ở Châu Âu và Anh, việc bán gà đã qua xử lý clo đã bị cấm từ năm 1997. Người ta sử dụng clo rửa gà trước khi nấu ăn để loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Ở châu Âu, phương pháp này được coi là nguy hiểm vì hàm lượng clo cao có thể gây hại cho sức khỏe. Năm 2010, lệnh cấm tương tự được thực hiện ở Nga.

9. Thanh ngũ cốc

Trên toàn thế giới, các thanh ngũ cốc, bột yến mạch và các sản phẩm khác tương tự được coi là thực phẩm lành mạnh có chứa vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, các sản phẩm này hoàn toàn bị cấm. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch, chúng có chứa quá nhiều chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận của trẻ em nếu tiêu thụ thường xuyên.

8. Nước tương

82% lượng đậu nành đang trồng trên thế giới đều bị biến đổi gen (GMO). Tác động của GMO đối với cơ thể con người chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng chúng bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các nước vùng vịnh Ba Tư và các quốc gia khác. Hơn nữa, nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate - một chất gây ung thư nguy hiểm với cơ thể con người. 

7. Thịt

Thịt gia súc, lợn và gà tây được sản xuất với ractopamine. Hormone này cho phép một số động vật tăng cân nhanh hơn. Các nhà khoa học tin rằng loại thịt này có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc.

6. Snack khoai tây

Snack khoai tây có chứa olony, một chất thay thế chất béo tổng hợp bị cấm ở Canada và châu Âu. Việc tiêu thụ các chất này ngăn cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích, dẫn đến các vấn đề về dạ dày.

5. Táo

Trong một cuộc kiểm tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện, người ta phát hiện ra rằng 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), một chất giúp trái cây tươi lâu hơn để chúng có thể xuất khẩu trên toàn thế giới. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có hại có thể gây ung thư. Đó là lý do tại sao táo đã bị cấm ở đây kể từ năm 2012.

4. Thạch

Theo Ủy ban Châu Âu, thạch cực kì nguy hiểm cho trẻ em vì chúng có thể gây nghẹt thở. Những đồ ăn ngọt này cũng có thể chứa konjac, một loại sợi bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng. Điều này bị cấm ở châu Âu, Úc và một vài nước khác.

3. Bánh mì

Bánh mì có chứa azodicarbonamine (ADA, E927) bị cấm ở châu Âu và Úc. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Chất này còn có thể gây dị ứng và hen suyễn với những người tiêu thụ.

2. Khoai tây nghiền ăn liền

Để sản xuất khoai tây nghiền ngay lập tức, người ta sử dụng butylhydroxyanisole (BiT, A320). Viện Y tế Quốc gia đã tiến hành một số nghiên cứu và kết luận rằng chất bảo quản này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người. Chất này cũng có thể tìm ở các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.

1. Bơ thực vật 


Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề về trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật: chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của sản phẩm. Thực phẩm chất béo này bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia, có luật hạn chế số lượng bơ được phép trong thực phẩm.

Đặc biệt: Gan ngỗng

Gan ngỗng hay gan ngỗng béo là một món ăn nhập khẩu trên toàn thế giới nhưng ở một số nước châu Âu, Israel, Áo, Argentina và một số quốc gia Mỹ, việc sản xuất món ăn này bị cấm. Không phải người ta phát hiện ra bất kì chất gây hại nào trong gan ngỗng mà thực phẩm này bị cấm vì hành vi ngược đãi động vật. Ba lần một ngày, người nuôi banh miệng, cắm ống thức ăn vào cổ họng ngỗng đực để đổ hơn 2kg hạt ngũ cốc mỗi lần ép chúng ăn. Việc ép ăn này sẽ khiến gan ngỗng sinh mỡ, to hơn gấp 10 lần gan của một con ngỗng bình thường. Lá gan phình to khiến chúng khó thở và đi lại rất khó khăn. Nhiều con quá béo không thể tự di chuyển, căng thẳng và trở nên hung hãn. Chúng tự xé lông mình hoặc tấn công các con ngỗng khác.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đang bị cấm vì phát hiện gây hại tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam dịp đặc biệt để tôn vinh giá trị thiêng liêng của tổ ấm, lan tỏa thông điệp yêu thương và nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của gia đình trong sự phát triển bền vững.

5 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần kiểm soát tình trạng mỡ máu cao nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu tự nhiên, an toàn và dễ bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Chiều cao và những điều cần biết

Chiều cao bị ảnh hưởng rất lớn bới gen di truyền. Theo một số nghiên cứu, gen có thể ảnh hưởng tới 30-60% chiều cao tùy theo giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội, con cái cũng có nhiều khả năng cao lớn hơn so với trung bình.