Những nhà thơ, nhà văn lớn của Việt Nam được phục dựng qua nét vẽ của AI

Gần đây, Phạm Sơn (Kỹ sư viễn thông) đã chia sẻ những tấm chân dung của các nhà thơ, nhà văn lớn của Việt Nam vào thế kỷ XX được phục chế lại bằng công nghệ AI.

Trên trang cá nhân của mình, Phạm Sơn cũng từng đăng tải các bức vẽ về những anh hùng, những vị tướng, thậm chí bức tranh Em Thúy nổi tiếng cũng được Phạm Sơn dùng AI để phục chế thành ảnh.

Nhà thơ Xuân Quỳnh trước và sau khi được phục chế.

Anh Phạm Sơn cho biết, những tấm chân dung các nhà thơ, nhà văn lớn đang được chia sẻ trên mạng được anh thực hiện mất khoảng hai ngày, trong thời gian nghỉ do mắc COVID-19.

Theo Phạm Sơn, cách sử dụng AI để khôi phục và tạo những hình chân dung đẹp là phải xử lý hình gốc: chụp, scan hình gốc càng rõ, càng sắc nét càng tốt. Sử dụng các ứng dụng AI để tăng cường chất lượng hình ảnh, sau đó lên màu bức hình.

Tiếp đến sử dụng Midjourney hoặc Stable Diffusion để vẽ hình với các prompt phù hợp với hình đầu vào (prompt miêu tả độ tuổi, trang phục, sắc thái khuôn mặt, kiểu tóc, giới tính...) đồng thời dùng tính năng inpaint để giữ được nét mặt tự nhiên ban đầu và bước cuối cùng là chạy lại bước ba vài lần để ra kết quả hợp ý nhất.

“Hình chân dung của các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam thế kỷ XX được làm bằng cách trên”- Phạm Sơn nói.

Nhà thơ Xuân Diệu trước và sau khi được phục chế bằng AI.

Những bức ảnh này của Phạm Sơn đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự thích thú khi chiêm ngưỡng những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng một cách sinh động.

Một cư dân mạng xuýt xoa: “Hay quá! Mình cảm phục các bạn trẻ với kiến thức AI”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản ứng với cách phục hồi này. “Cái đẹp của trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence là vẻ đẹp bên ngoài của hình tượng mà thiếu mất tâm hồn linh cảm!”- thành viên Trần Kiêm Đoàn bày tỏ.

Tuy nhiên, Lê Quyết Thắng, người từng phục dựng 75 tấm ảnh liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh, liệt sĩ lại tỏ ra nghi ngờ việc phục dựng những bức ảnh này bằng công nghệ AI.

"Trước tôi đã thấy có người dựng bằng cách này. Tuy nhiên họ lại lấy sản phẩm đã được một ai đó chỉnh sửa rồi chạy bằng AI để ra sản phẩm”- Thắng nói.

Một số chân dung nhà thơ khác được phục hồi bằng công nghệ AI:

(theo PLO)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những nhà thơ, nhà văn lớn của Việt Nam được phục dựng qua nét vẽ của AI tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.

Vai trò của vốn tín dụng trong giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy hiệu quả vai trò là “đòn bẩy” giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập và từng bước thoát nghèo.