Những sáng chế "đình đám" của học sinh cấp 2 trong năm 2017

Phan Thoa
Tuổi trẻ tài cao, chỉ mới là học sinh cấp 2 thôi nhưng các bạn ấy đã có những sáng chế thực sự hữu ích cho đời sống hàng ngày...

1. Học sinh cấp hai sáng chế “đập ngăn mặn thông minh”

Hai bạn cho biết đập vận hành theo cơ chế pin năng lượng mặt trời

Chứng kiến nước mặn tàn phá nhiều ruộng lúa, vườn trái cây, hai bạn học sinh Trường Dân tộc nội trú Him Lam (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã sáng chế đập ngăn mặn thông minh sử dụng năng lượng mặt trời, mang lại hiệu quả ứng dụng thực tế cao.

Bạn Huỳnh Hoàng Khánh (học sinh lớp 8A1) và Nguyễn Thị Ngọc Dung (học sinh lớp 9A1), trường phổ thông dân tộc nội trú Him Lam lên kế hoạch thực hiện ý tưởng sáng chế đập ngăn mặn thông minh cùng sự hỗ trợ của thầy Lê Thanh Liêm - giáo viên dạy bộ môn Vật lý của trường.

Sau 4 tháng miệt mài sáng chế, mặc dù rất khó khăn với việc cân đối lịch học và nghiên cứu, sản phẩm của các bạn cuối cùng cũng đã được “trình làng”.

Thay vì sử dụng sức người, đập ngăn mặn thông minh được vận hành tự động, chủ động được thời gian, phát hiện sớm tình trạng xâm nhập mặn, phân tích chuẩn mặn độ chính xác cao, chi phí thiết kế thấp phù hợp ở khu vực lớn, nhỏ khác nhau, hợp túi tiền cho người nông dân. Đặc biệt, đập ngăn mặn thông minh còn đáp ứng nhu cầu trữ nước ngọt cho vườn cây và đồng ruộng, từ đó giải quyết được bài toán khó cho những vùng trồng cây lẫn nuôi tôm như hiện nay.

2. Cậu bạn cấp 2 sáng tạo ra hộc bàn chống gian lận trong thi cử

Chân dung cậu học trò ở Huế với phát minh chống gian lận đang gây xôn xao.

Gian lận trong thi cử luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm và đến giờ vẫn có phương pháp nào khắc phục triệt để tình trạng này.

Mới đây, hình ảnh của cậu bạn có tên Nguyễn Cao Diên Khang (học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diểu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế) và phát minh chiếc bàn học siêu thông minh đã gây xôn xao khắp cả nước. Với chiếc hộc bàn đầy sáng tạo, tỉ mỉ của mình Diên Khang đã chinh phục giành giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, giải Nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thành phố Huế năm 2016 – 2017.

Để tạo ra hộc bàn này, Diên Khang đã chế tạo mạch điện xử lí từ các linh kiện điện tử, tái chế đèn lazer và cảm biến, lắp đặt kính phản chiếu rồi lắp ráp hệ thống vào hộc bàn học sinh. “Với nguyên tắc hoạt động chính là dùng tia lazer để quét hộc bàn nhằm phát hiện vật dụng trong đó. Ngoài ra, có thể ứng dụng thiết bị với nhiều công năng như phát hiện đồ dùng bỏ quên, phát hiện rác trong hộc bàn, phát hiện tài liệu giấu trong hộc bàn trong giờ kiểm tra…”

“Với nguyên tắc hoạt động chính là dùng tia lazer để quét hộc bàn nhằm phát hiện vật dụng trong đó. Ngoài ra, có thể ứng dụng thiết bị với nhiều công năng như phát hiện đồ dùng bỏ quên, phát hiện rác trong hộc bàn, phát hiện tài liệu giấu trong hộc bàn trong giờ kiểm tra…”, trao đổi với Đời sống pháp lý, Khang cho hay.

Từ đó, khi đóng khóa, mạch hẹn giờ sẽ được kích hoạt, xuất hiện dòng điện ở cổng. Thông qua các bộ phận của hệ thống sẽ phát ra tia lazer. Nếu không có vật cản, tia lazer làm cảm biến hoạt động.

3. Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Máy xúc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời

Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Máy xúc sử dụng năng lượng mặt trời.

Mang trong mình căn bệnh u máu giãn tĩnh mạch, nhưng bạn Vũ Đình Bắc, học sinh lớp 8A Trường THCS Bình Lãng (Tứ Kỳ) vẫn say mê sáng tạo. Mô hình máy xúc thu nhỏ do Bắc thiết kế có đầy đủ cấu tạo và tính năng như một chiếc máy xúc thật, nhưng lại hoạt động bằng điện của bình ắc quy sử dụng nguồn năng lượng mặt trời có thể bảo vệ môi trường và hạn chế tiếng ồn; sử dụng nguyên lý "bình thông nhau", truyền áp lực giúp cho gầu xúc hoạt động mà không cần tác động lực thông qua động cơ sử dụng nhiên liệu. Đây chính là điểm sáng tạo của Bắc khi áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế đời sống.

4. Thiết bị báo cháy độc lập - sáng chế hữu ích của học sinh lớp 9

Sáng chế hữu ích của học sinh lớp 9 - Thiết bị báo cháy độc lập

Sản phẩm hữu ích này là thành quả của bạn Trần Khánh Huy và Nguyễn Thị Thu, học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Nguyễn Hồng Ánh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là sản phẩm đạt giải 3 cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2016 - 2017, cùng 148 dự án xuất sắc khác thuộc 22 lĩnh vực dự thi đến từ 44 trường THCS và 13 trường THPT tiếp tục tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2016 - 2017.

Những bộ phận chính của thiết bị báo cháy độc lập là ống quản thủy tinh, bình cầu, hệ thống loa và đèn báo động, pin, hai đoạn dây dẫn điện 1 lõi, 1 động cơ điện loại nhỏ dùng để kích hoạt điện thoại bằng cơ học cùng giọt muối đồng sunfat dẫn diện.

Khi nhiệt tăng cao thì khí trong bình cầu sẽ nở ra, đồng thời giọt nước màu sẽ được di chuyển chạm vào tiếp điểm và kích hoạt hệ thống báo động. Không chỉ vậy, máy còn có thể gửi tin nhắn khẩn cấp cho nhiều đối tượng, thông báo về nguy cơ cháy có thể xảy ra.

5. Học sinh lớp 7 sáng chế gờ giảm tốc phát điện nhờ bật lửa

 Giá thành làm ra sản phẩm "Gờ giảm tốc phát điện" khá rẻ, trong khi nó lại có thể tiết kiệm khá lớn số điện năng đang cung cấp cho việc chiếu sáng                                                                                                    đường bộ. (Ảnh: Tuấn Hiệp).

Với công trình “Gờ giảm tốc độ phát điện phục vụ chiếu sáng đường bộ”, mới đây, một nhóm học sinh cấp 2 đã đoạt giải nhất trong cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng thành phố Huế năm 2017; giải khuyến khích Hội thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2017.

Nhóm học sinh này bao gồm: Đỗ Lê Triệu Mẫn, Đinh Hoàng Như, Võ Thị Minh Trâm (học sinh lớp 7) và Đặng Văn Phong, Vũ Phan Đông Phương (học sinh lớp 8) trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Điểm mới của thiết bị là sản phẩm tạo ra điện nhờ tận dụng một phần năng lượng hao phí khi xe lăn bánh trên đường. Nguyên lý phát điện của nó khác với các máy phát điện thông thường. Sản phẩm này phù hợp với những nơi đang có nhu cầu đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng đường bộ, nhất là những nơi đang đầu tư xây dựng đô thị xanh, đô thị thông minh.

Ông Nguyễn Quốc Phúc - Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh kể trên cho biết: “Thiết bị có tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu chiếu sáng của các đô thị nước ta. Đây là một giải pháp hiệu quả trong việc tái tạo năng lượng, thân thiện với môi trường, lại rẻ tiền, dễ áp dụng”.

6.Học sinh cấp 2 sáng chế “Thùng rác thông minh”

Hai bạn Long và Khoa bên thùng rác thông minh.

Nhận thấy nỗi vất vả và khó nhọc từ công việc thu gom rác của những cô, chú làm công việc vệ sinh. Hai bạn đã nảy sinh ý tưởng chế tạo ra một thùng rác vừa đựng rác vừa có thể thu gom rác mà không cần sử dụng đến điện và pin.

Đó là sản phẩm “Thùng rác thông minh biết thu gom rác” của hai bạn Hoàng Bảo Nhật Long và Nguyễn Đăng Khoa học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Du, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trải qua hơn 3 tháng tìm tòi và nghiên cứu, các bạn đã thiết kế và chế tạo thành công thùng rác biết thu gom rác, sản phẩm đã thu gom rác được ở nhiều vị trí khác nhau như ở cạnh tường, dọc theo con lươn trên những tuyến đường. Qua thử nghiệm, thiết bị đã cho ra kết quả tương đối thành công. Cụ thể, thùng rác có thể quét lá cây, giấy với tỉ lệ sạch là 85%; quét cát, đá với tỉ lệ sạch là 60%.

Hơn nữa, thùng rác có thể di chuyển dễ dàng nhờ sử dụng bốn bánh xe, hai bánh nhỏ phía trước và hai bánh lớn phía sau. Trong khi đó, khung và thùng được liên kết với nhau bằng các chốt, ốc, vít.

Ngoài ra, còn có hệ thống trục nhông giúp truyền chuyển động từ bánh sau lên hai chổi hai bên có nhiệm vụ gom lá, rác thải từ bên ngoài vào hệ thống trục chổi chính để đưa lên thùng rác. Bộ truyền động còn giúp tăng tốc độ truyền chuyển động ở phía trước lên 20 lần nhằm làm cho hệ thống thu gom rác có hiệu quả.

Minh Anh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những sáng chế "đình đám" của học sinh cấp 2 trong năm 2017 tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này