Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về cô bé đeo bờm hồng trong sách giáo khoa Tiếng Việt

Minh Hồng
Cô bé đeo bờm hồng xuất hiện trong bài Tập đọc "Tự thuật" trong sách Tiếng Việt 2 và trở thành gương mặt quen thuộc của nhiều thế hệ học trò.

Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, học sinh trên cả nước chuyển sang chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, bộ sách giáo khoa theo chương trình phổ thông này có sự cải tiến vượt bậc so với thế hệ trước, thiết kế bắt mắt, hiện đại và gần gũi với học trò, giúp các bạn có thêm hứng thú trong việc học tập. Cũng từ đó, bộ sách giáo khoa trở thành một phần tuổi học trò không thể thiếu với thế hệ 9x, 10x.

Từng nội dung bài học trong sách giáo khoa mới được đội ngũ biên soạn đầu tư thiết kế chỉnh chu, khoa học và gần gũi với thức tế. Ngoài ra, các nhà biên soạn còn không ngại tìm hiểu và đúc kết từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, thậm chí ở những bài học cần ví dụ thực tế, họ không ngại tìm người thật, việc thật để ghi lại tư liệu.

Trong đó, có một nhân vật được coi là "huyền thoại" trong sách giáo khoa là cô bé đeo bờm hồng. Cô bé xuất hiện trong bài Tập đọc "Tự thuật" của sách Tiếng Việt 2. Theo thông tin minh họa cho nội dung bài học, học sinh nữ tên là Bùi Thanh Hà, sinh năm 1996 tại Hà Nội.

Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về cô bé đeo bờm hồng trong sách giáo khoa Tiếng Việt - Ảnh 1
Cô bạn Thanh Hòa trở thành nhân vật quen thuộc với thế hệ học trò khi xuất hiện ở cuốn sách Tiếng Việt lớp 2

Trải qua 18 năm, Thanh Hà trở thành gương mặt được hàng triệu thế hệ học trò nhớ đến và biết mặt dù chẳng phải ca sĩ hay diễn viên nổi tiếng gì. Đã bao giờ bạn thắc mắc bạn học trò ấy là nhân vật hư cấu hay có thật ngoài đời chưa?

Thông tin về cô bé đeo bờm ấy sẽ được bật mí ngay đây. Cô bạn không phải là nhân vật hư cấu mà đúng là tên Thanh Hà. Tuy nhiên, Thanh Hà sinh năm 1988 chứ không phải 1996. Như vậy, khi lần đầu xuất hiện trong sách giáo khoa cách đây khoảng 18 năm thì Thanh Hà khi ấy chỉ khoảng 15 tuổi và bức hình chắc là ảnh hồi bé của cô.

Cơ duyên khiến cô bé đeo bờm hồng năm nào xuất hiện trong sách giáo khoa là bởi mẹ Thanh Hà làm việc trong Nhà xuất bản Giáo dục. Trong quá trình biên soạn sách giáo khoa lớp 2, mẹ của cô bé cần tư liệu cho bài Tập đọc "Tự thuật" nên bà đã đưa hình của con gái lúc nhỏ vào minh họa cho bài. Chính Thanh Hà cũng từng xác nhận trên mạng xã hội rằng cô bé mái ngố, đeo bờm màu hồng năm nào là chính mình.

Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về cô bé đeo bờm hồng trong sách giáo khoa Tiếng Việt - Ảnh 1
Bác sĩ Thanh Hà của hiện tại

Hiện nay, "cô bé" ngày nào đã 33 tuổi và có gia đình. Thanh Hà từng đi du học tại Úc và trở về Việt Nam sinh sống, làm việc với vai trò bác sĩ trong 1 bệnh viện tại Hà Nội. Đến nay, dù đã là một người mẹ, song cô nàng 8x vẫn còn được nhiều người nhớ đến bởi hình ảnh của một cô bé đáng yêu, xinh xắn học lớp 2 năm nào.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Gia Lai đổi mới truyền thông giúp giảm nghèo bền vững

Nhờ đổi mới cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và sát dân trong từng hoạt động, các địa phương ở Gia Lai đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo, giúp người dân từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.