Những thói quen ăn uống có thể gây hại đến cơ thể con người

Châu Giang (Tổng hợp)
Thói quen ăn uống không hợp lý, không đúng với cơ chế tiếp nhận và chuyển hóa của cơ thể sẽ khiến các cơ quan lâm vào tình trạng vô cùng rối loạn.

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau

BS Nguyễn Liên thuộc khoa sinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai cho biết việc ăn thức ăn trước rồi mới ăn cơm nhất là đối với các bạn nhỏ là hoàn toàn không nên. Đây là một thói quen ăn uống không khoa học vì chúng gây ra nhiều bệnh mãn tính.

Ngoài ra, nếu ăn thức ăn trước sẽ gây ra hiện tượng chán cơm, ăn ít cơm từ đó không đủ chất tinh bột, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Đây cũng chính là nguyên nhân hiện nay mà nhiều bạn nhỏ ăn thức ăn chứa đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Ăn quá nóng

Rất nhiều người có thói quen ăn uống thưởng thức món ăn lúc nóng hổi vừa nhấc từ bếp ra. Mặc dù chúng có mùi vị thơm ngon hơn nhưng duy trì thói quen này trong nhiều ngày lại dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí là ung thư thực quản.

Theo các chuyên gia sức khỏe, thực quản của chúng ta rất nhạy cảm, chỉ chịu được thức ăn ở nhiệt độ 50-60 độ C. Vượt quá giới hạn này, niêm mạc thực quản sẽ bị bỏng rát. Nếu lặp lại nhiều lần, có thể dẫn đến sự thay đổi về chất, phát triển thành ung bướu. Do vậy, nhiệt độ thực phẩn nên vừa phải, tốt nhất là trong khoảng 40 độ C.

Vừa ăn vừa uống 

Uống nước sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong khi dùng bữa. Những việc này đồng nghĩa với việc pha loãng hoặc làm trôi đi các dịch vị vốn tiết ra để tiêu hóa thức ăn, làm giảm hoạt động của hệ thống này. Chuyên gia tư vấn sức khỏe Shonali Sabherwal (Ấn Độ) đã cảnh báo thói quen uống nước trong bữa ăn gây cản trở năng suất làm việc của ruột, làm lượng insulin tăng mạnh, gây tích tụ mỡ trong cơ thể. Thói quen này còn có thể khiến bạn bị táo bón, hấp thu kém, đầy hơi và mệt mỏi.

Ăn cơm chan canh

Ăn cơm chan canh là thói quen thường thấy của nhiều người Việt. Việc chan canh vào cơm có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ nuốt và ngon miệng hơn. Tuy nhiên việc làm này gây ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận trên cơ thể, thậm chí là gây bệnh.

Nước canh giúp chúng ta dễ nuốt ức ăn nhưng nó lại làm cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, lâu dài có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng lượng dinh dưỡng lại ít.

Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các bạn nhỏ. Ăn cơm chan canh khiến các bạn nhanh no nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng. Lâu dài sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm.

Ăn cơm nguội

Thói quen tận dụng cơm nguội của nhiều người, đặc biệt tại các quán cơm rang dễ gây bệnh vào người.

Đặc biệt, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24 giờ, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.

Ăn hoa quả sau bữa ăn

Nhiều người chọn trái cây là bữa tráng miệng vì nghĩ rằng bổ sung hoa quả sau bữa ăn sẽ cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất. Thực tế cho thấy rằng, hoa quả tươi chứa lượng calo trung bình nhiều gấp 3 lần so với rau củ trong bữa ăn. Và ăn nhiều hơn 3 khẩu phần/ngày có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Do đó, hình thành thói quen ăn uống này sẽ làm tăng nhu cầu ăn vặt và không thể nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo no bụng từ cơ thể.

Ăn mất tập trung

Vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện tử, lướt web,… khiến bạn ăn nhiều hơn, đồng nghĩa với nguy cơ thừa cân cao hơn so với những người tập trung vào khẩu phần ăn của họ. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, đường ruột.

Vừa ăn vừa nói chuyện

Vừa ăn vừa nói chuyện là điều thường thấy ở các gia đình, mọi người nghĩ rằng, sum họp gia đình phải như vậy mới gần gũi, khăng khít. Tuy nhiên, việc đó có thể gây cản trở cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Bởi vì, khi trò chuyện, áp lực tinh thần lớn sẽ khiến cho chức năng của thần kinh tự trị bị áp chế, dẫn đến lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm, làm chậm nhu động dạ dày. Đặc biệt đối với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, khi ăn phải hết sức tập trung và thoải mái tinh thần mới giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những thói quen ăn uống có thể gây hại đến cơ thể con người tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.