Quá gầy gặp phải vấn đề gì?
Hay lơ đãng: Mức độ axít béo cần thiết thấp trong não có thể gây ra mất tập trung và mệt mỏi tinh thần.
Dễ đau ốm: Cơ thể gầy gò sẽ trở nên nhạy cảm với những thay đổi thời tiết. Nguyên nhân, người gầy thì năng lượng thấp và liên quan trực tiếp đến mức cortisol trong cơ thể, vốn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Người gầy có hệ miễn dịch yếu ớt, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, dễ nhiễm trùng và cảm mạo.
Dễ bị vấn đề tim mạch: Quá gầy, tỷ lệ mỡ cơ thể quá thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của hệ thống tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ mỡ cơ thể giảm xuống, nhịp tim đập chậm hơn 27 nhịp/1 phút. Nhịp tim chậm có thể dẫn tới chóng mặt, bất tỉnh, tim ngừng đập. Tỷ lệ mỡ thấp cũng dẫn tới mất cân bằng điện giải, có thể dẫn tới loạn nhịp tim, đột tử.
Hệ cơ xương khớp yếu: Khi tỷ lệ mỡ cơ thể quá thấp, bạn suy giảm khả năng hấp thụ canxi và vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng như thực phẩm. Phụ nữ quá gầy thiếu hụt estrogen trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự kết hợp giữa canxi và xương nên không thể duy trì mật độ xương bình thường, dễ bị loãng xương, gãy xương.
Thiếu máu: Người gầy thường ăn không ngon, giấc ngủ không tròn, dễ mệt mỏi, tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn hẳn người bình thường. Nguyên nhân là người quá gầy khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, thiếu các chất tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12. Trường hợp này cần bổ sung vitamin theo chỉ định bác sĩ để cơ thể đủ chất.
Tiểu đường: Những người gầy thường có tâm lý ăn uống thả ga, để mong muốn có thể tăng cân. Chính vì vậy, họ thường ăn thức ăn nhanh và không hề tập thể dục. Điều đó dẫn đến mức đường trong máu sẽ tăng lên mà họ không hề hay biết.
Chứng sa dạ dày: Sa dạ dày là một chứng bệnh của dạ dày thường gặp nhất đối với những người có cơ thể gầy yếu. Cơ thể quá gây khiến cho dạ dày phải làm việc một cách mệt nhọc, việc nhào trộn thức ăn gặp nhiều trục trặc đáng kể. Người quá gây mắc chứng sa dạ dày sẽ luôn có cảm giác đầy bụng, hay bị nấc cụt, nôn nao và đau dạ dày…
Rụng tóc: Tóc rụng nhiều, mất độ chắc khỏe bóng mượt là nỗi ám ảnh của người sụt cân. Thành phần chính của tóc là từ protein và các nguyên tố đồng, kẽm bị thiếu hụt ở người quá gầy.
Nguyên nhân của việc bạn quá gầy?
Yếu tố di truyền: Hay chính là việc cơ thể kháng lại sự tăng cân, các nhà khoa học chỉ ra rằng cân nặng của mỗi người cũng được quy định bởi yếu tố di truyền.
Yếu tố di truyền tác động đến các yếu tố nội tiết tố, chuyển hóa cơ bản, khẩu vị, do đó chúng giúp duy trì cân nặng của mỗi người ở một mức được định sẵn bất chấp mọi nỗ lực làm tăng cân hay giảm cân.
Sự tác động này bao gồm tác động làm tuyến nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn, từ đó tăng đốt năng lượng chống tích tụ mỡ. Chúng cũng tạo nên một cơ chế tự nhiên báo cho chủ nhân khi họ ăn một lượng thực phẩm nhất định thì họ sẽ có cảm giác no, giúp họ không bao giờ ăn vượt quá giới hạn để dẫn đến việc tăng cân.
Ăn ít hoặc hấp thụ kém: Thường xuyên ăn ít hơn so với nhu cầu năng lượng mà cơ thể đòi hỏi, khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng thiếu năng lượng. Ngoài ra, chế độ ăn không hợp lý: ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức, chế độ ăn nghèo nàn không phong phú… cũng là những lý do khiến bạn không thể tăng cân. Những người dễ bị gầy thường có thói quen không ăn được chất béo, hoặc rất sợ chất béo như: không ăn được thịt mỡ, bơ, không thích ăn đồ xào rán.
Hệ tiêu hóa hoạt động không tốt là một lý do lớn khiến nhiều người gầy khó tăng cân. Điều này có thể do các lợi khuẩn đường ruột hoạt động không tốt hoặc một số các bệnh mà đường tiêu hoá đang gặp phải. Đây cũng là một sự cản trở cho quá trình hấp thu và chuyển hoá thức ăn mà người gầy ăn vào mỗi ngày.
Do mắc bệnh chuyển hóa hoặc bệnh ở đường tiêu hóa: Thực ra, yếu tố di truyền không tác động quá nhiều đến việc tăng hay giảm cân của cơ thể, quan trọng vẫn là dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy, những người ăn nhiều mà không tăng cân, trước hết nên đi khám sức khỏe tổng quá. Bởi vì rất có thể bạn bị một chứng bệnh nào đó ở đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân như bệnh đường ruột, dạ dày tá tràng…
Bệnh ở đường tiêu hóa thường gây đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày… những bệnh này khiến cơ thể kém hấp thu, nên không thể sản sinh năng lượng tích trữ dù ăn rất nhiều.
Bổ sung dinh dưỡng không cân đối: Nhiều người gầy quan niệm “ăn nhiều thịt, mỡ, sữa, ít rau, quả…” để giúp tăng cân nhanh. Việc bổ sung dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tăng cân, tuy nhiên các chất dinh dưỡng bổ sung cần cân đối và hợp lý.
Hàng ngày, cơ thể người gầy cần được cung cấp một lượng năng lượng lớn, cùng tổng thể tất cả các chất dinh dưỡng: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, chất khoáng và các chất chống oxi hoá. Để đảm bảo cho chế độ dinh dưỡng này, người gầy cần ăn rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau trong bữa ăn từ thịt, cá, sữa, rau xanh, hoa quả….
Mất ngủ, thiếu ngủ: Thường xuyên thức khuya hoặc ngủ quá ít (không đủ 7-8 tiếng mỗi đêm) sẽ khiến cơ thể suy nhược. Đơn giản vì khi bạn thức, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn là khi bạn ngủ.
Chế độ ăn uống thông minh
ĂN đầy đủ 3 bữa chính cần đủ 4 nhóm chất (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) bởi đây là thời điểm tốt để bạn tăng cường dinh dưỡng là nạp lại năng lượng.
Bữa sáng: Là bữa ăn quan trọng trong ngày để bạn có năng lượng và tinh thần tốt để hoạt động trong ngày. Vì thế không chỉ cần ăn nó, bạn còn cần ăn đủ chất. Bạn có thể ăn trứng, sữa, bánh mì hoặc ăn miến, bún cùng nước béo; ngũ cốc không đường, sữa…
Bữa trưa: Bạn nên ăn cơm với ít nhất là 1 món canh và 2 món ăn mặn để đủ chất. Bữa trưa sẽ giúp bù lại năng lượng bạn đã mất sau thời gian hoạt động buổi sáng.
Bữa tối: Nên ăn những món ít năng lượng, nhiều vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa, cháo, rong biển, cơm… như vậy bạn sẽ không bị no bụng, mất ngủ.