Nỗi niềm của học trò khi thuyết trình: Sợ bị đặt câu hỏi nhưng một khi đã hỏi thì tranh cãi như “phim cung đấu”

Thu Trà
Không phải ai trong chúng ta cũng tự tin phát biểu trước đám đông. Bởi vậy, việc lo sợ khi thuyết trình được coi là điều dễ hiểu.

Thay vì dạy theo kiểu truyền thống thì hiện nay có không ít giáo viên, nhà trường triển khai nhiều hình thức học đổi mới theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.  Tuy nhiên hình thức học này dường như lại tạo thành một áp lực vô hình đối với học trò. 

Ví dụ như hình thức học thuyết trình nhóm, nó không chỉ đáng sợ đối với những 'học sinh giỏi cân team' - những người gánh vác trọng trách làm slide, làm bài tập, đại diện nhóm trình bày trước giáo viên, mà còn đáng sợ cả với những thành viên khác.

Bởi sau khi buổi thuyết trình kết thúc, giáo viên thường yêu cầu các nhóm khác nhận xét bài của nhóm vừa rồi, cũng như phải đặt câu hỏi để khơi dậy sự tranh luận trong lớp. Đây là một thử thách 'khá xương' với những bạn chẳng may lơ đãng, không theo dõi nhóm bạn thuyết trình. Đồng thời, nó cũng gây nên một "cuộc chiến" nhỏ trong lớp, khi nhóm nào hỏi tốt sẽ được cộng điểm, nhóm nào phản biện tốt cũng được cộng điểm.

Thậm chí dân tình thậm chí còn ví von buổi thuyết trình của lớp hệt như... tam cung lục viện ngày xưa. Giáo viên chính là Thái hậu ở trên cao, người đưa ra những quyết định lớn nhất và đánh giá khả năng các nhóm. Từng nhóm lên thuyết trình là Hoàng hậu, Phi tần.

Nỗi niềm của học trò khi thuyết trình: Sợ bị đặt câu hỏi nhưng một khi đã hỏi thì tranh cãi như “phim cung đấu” - Ảnh 2
Tam cung lục viện ngày xưa chính là đây! 

Nếu muốn được điểm cao còn cần phải trải qua thêm một cửa ải có tên là “tranh biện”. Dù tranh biện dạy chúng ta các kỹ năng nghiên cứu, sắp xếp và trình bày thông tin một cách hấp dẫn, khuyến khích tinh thần đồng đội.

Nhưng là bạn bè thân quen hay chỉ biết nhau qua qua thì những mối quan hệ này đều sẽ bị “hủy diệt” sau câu hỏi “Cả lớp có câu hỏi gì cho nhóm này không nhỉ? Nhóm nào đặt câu hỏi sẽ được cộng điểm thuyết trình nhóm” của cô giáo.

"Kết thúc bài thuyết trình, miệng mình lúc nào cũng nói "Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe, cô và các bạn có câu hỏi nào đặt ra cho nhóm em không ạ?". Thế nhưng thực chất ruột gan thì kêu gào: "Làm ơn đừng hỏi, hỏi cái là không biết trả lời sao luôn đó. Biết thuyết trình theo mẫu thôi chứ không biết giải đáp gì luôn đó" - Bạn H.C kể.

Nỗi niềm của học trò khi thuyết trình: Sợ bị đặt câu hỏi nhưng một khi đã hỏi thì tranh cãi như “phim cung đấu” - Ảnh 1
Đôi khi phải 'phím trước' để bạn bè trong lớp không đặt câu hỏi khi nhóm mình thuyết trình nữa cơ...

"Nhìn vậy thôi chứ phải có chiến thuật hết đó mấy bạn. Hồi đó thuyết trình nhóm mình đều xung phong trình bày trước. Nhóm nào đặt nhiều câu hỏi, mình canh tới nhóm đó thuyết trình là mình hỏi hoài luôn, hỏi tới khi nào nhóm đó trả lời không được nữa thì thôi. Từ đó về sau tới lượt nhóm mình thuyết trình là không ai dám hỏi khó nữa" - Bạn Q.L mách nước.

Khiến nhiều học trò cảm thấy áp lực là thế nhưng không thể phủ nhận lợi ích của việc thuyết trình trên lớp, thay vì bị nhồi nhét thông tin một cách bị động, tranh biện giúp chúng ta rèn luyện tư duy phản biện, chủ động tìm hiểu về một vấn đề.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Gấu nước: Sinh vật chịu bức xạ "siêu nhân" gấp 1.000 lần con người

Loài gấu nước Hypsibius henanensis sở hữu khả năng chịu đựng bức xạ gamma cao từ 3.000 đến 5.000 gray - mức mà con người chỉ cần tiếp xúc 1/1.000 là tử vong. Hệ gene đặc biệt của loài sinh vật này giúp giải mã cách chúng vượt qua giới hạn sinh học và sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.

Những ngôi trường độc lạ

Trường học thường được ví von như “ngôi nhà thứ hai” của mỗi cô cậu học trò. Bởi thế, việc thiết kế một ngôi trường có diện mạo ấn tượng, thu hút và… gây thương nhớ đối với đám “nhất quỷ nhì ma” cũng là điều quan trọng ra phết đấy. Hãy cùng xem, thế giới của chúng ta có những ngôi trường như vậy không nha.

Đấu trường nhan sắc dành cho các "boss" mèo

Cuộc thi mèo đẹp quốc tế của Hiệp hội mèo Cat Fancier Association (CFA) tại Việt Nam vừa diễn ra với sự tham gia của hơn 100 “thí sinh” mèo đến từ các quốc gia trên thế giới: mèo Anh lông ngắn, mèo Sphinx, mèo Ragdoll, mèo Ba Tư, mèo Exotic, mèo Lykoi, mèo Maine coon...