Phát hiện cá “ma” dưới đáy biển Thái Bình Dương: Cơ thể dạng keo, tan chảy khi gặp ánh sáng

Huệ Anh
Atacama Trench là một trong những điểm sâu nhất ở Thái Bình Dương. Trong chuyến đi mới nhất tới khu vực này, các nhà khoa học đã ghi lại được những cảnh tượng ngỡ không bao giờ có thật trên cuộc đời.

Vào ngày thứ 2 vừa qua, nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle đã công bố đoạn video về các sinh vật kỳ quái như bước ra từ các bộ phim Pixar. Trong đó, đáng chú ý nhất là một loài cá lạ và chúng tạm được gọi là  cá “ma” Atacama.

Đầu tiên, đoàn thám hiểm thả một thiết bị có trang bị màn hình, camera và con mồi xuống đáy biển. Nó đã ghi lại hình ảnh về cuộc sống của các sinh vật cư trú ở độ sâu 6400 mét dưới mặt nước. Khi cá “ma” tiến lại gần con mồi, các nhà khoa học đã có cơ hội quan sát cận cảnh và phát hiện ra sự thật thú vị.

Cá “ma” có thân hình thuôn dài giống một con sên, cơ thể dạng keo với lớp da mờ đục. Chúng nhanh nhẹ tiến tới con mồi và thưởng thức bữa ăn với phong thái rất tao nhã, khác hẳn các loài ăn thịt khác.

Tiến sĩ Thomas Linley – thành viên của đoàn thám hiểm cho biết, bề mặt cơ thể chúng không có vảy và phần cứng nhất chinh là răng và xương trong tai. Cấu trúc cơ thể như một dạng keo lỏng cùng đặc điểm hình dáng giúp nó sống được ở đáy biển. Nếu rời khỏi môi trường sống có áp suất cực đoan và nhiệt độ thấp, cơ thể nó sẽ nhanh chóng tan chảy.

Tuy nhên, các nhà khoa học đã nỗ lực mang một con cá lên mặt biển. Hiện mẫu vật đang được bảo quản trong tình trạng tốt và phục vụ nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.

Các nhà khoa học khẳng định, chúng không có bộ răng khổng lồ hay bất kỳ yếu tố nào mang tính nguy hiểm như những gì chúng ta tưởng tượng về sinh vật nơi đáy đại dương. Chúng chỉ có những đặc điểm dị biệt để thích ứng với cuộc sống không có ánh sáng mặt trời, áp lực cực đoan và băng giá.

Năm ngoái, một nghiên cứu khác của Alan Jamieson ở đây đã phát hiện ra rằng, các sinh vật sống khu vực này đã ăn phải nhựa – có nghĩa là con người đã làm ô nhiễm tới cả vùng nước mà ánh sáng không chiếu tới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện cá “ma” dưới đáy biển Thái Bình Dương: Cơ thể dạng keo, tan chảy khi gặp ánh sáng tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Du hành" ở công viên Thiên văn học

Mùa hè sôi động đã đến! Cùng gia đình “đổ bộ” tới công viên Thiên văn học tại Khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) để hòa mình vào thế giới khoa học đầy kỳ thú, khám phá bao điều mới mẻ và tận hưởng những giây phút vui chơi sảng khoái, bạn nhé!

Tranh nước "khoe" đại dương lộng lẫy

Cô Olga Belka (người Nga) là nữ họa sĩ duy nhất trên thế giới sở hữu biệt tài vẽ tranh dưới nước. Các tác phẩm tuyệt đẹp của cô đã phần nào giúp mọi người cảm nhận được cuộc sống vô cùng sống động dưới đáy đại dương.

Khám phá rừng Cô Tô

Đa phần khách du lịch ghé thăm huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) để được đắm mình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Thế nhưng rừng ở Cô Tô cũng có rất nhiều điều hấp dẫn để bạn thử một lần ngao du đấy!