Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim "Coco" đã bước qua "cây cầu hoa cúc vạn thọ"

Bảo Bối
Bà María, một người Mexico được cho là hình tượng nguyên mẫu của cụ bà Coco, cũng đã bước qua cây cầu hoa cúc vạn thọ và an vui ở thế giới mới.

Mới đây, theo truyền thông nước ngoài đưa tin, bà María Salud Ramírez Caeroball, được cho là nguồn cảm hứng cho nhân vật bà cố của cậu bé Miguel trong phim hoạt hình Coco , đã qua đời ở tuổi 109.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Coco là phim hoạt hình của Disney - Pixar được công chiếu vào năm 2017, do Lee Unkrich đạo diễn. Tác phẩm đã lấy nước mắt không ít người xem về câu chuyện cảm động xoay quanh cậu bé Miguel đam mê âm nhạc nhưng bị gia đình cấm cản và hành trình chiêm nghiệm giữa sự sống và cái chết cùng ý nghĩa gia đình sâu đậm. Coco nhận tượng vàng Oscar hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc tại lễ trao giải lần thứ 90, cùng nhiều giải thưởng khác.

Song, Coco không phải chỉ nhân vật chính cậu bé Miguel, mà lại là bà cố gần đất xa trời, người còn sống duy nhất biết được bí mật của gia đình.

"Coco ngoài đời thật"

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim Bà María qua đời tại Santa Fe de la Laguna (bang Michoacán, Mexico).

Ngày 17/10, Bộ trưởng Du lịch bang Michoacán, Roberto Monroy đăng tải trạng thái trên Twitter: "Tôi vô cùng thương tiếc vì sự ra đi của bà, 'Mamá Coco', bà là tấm gương của cuộc sống và nguồn cảm hứng cho nhân vật được yêu mến trên toàn thế giới" (tạm dịch).

Bà María trước kia sống bằng nghề làm gốm. Bà có 3 người con, nhà rất đông cháu chắt. Sau khi phim hoạt hình Coco được phát sóng, bà đã trở nên nổi tiếng trong làng. Nhưng cuộc sống của bà vẫn tiếp tục trôi trong bình lặng. Hàng ngày, bà ngồi trên chiếc ghế ngắm nhìn mọi thứ đã diễn ra ngoài kia, chiêm nghiệm những gì đã qua.

Sống thọ, hiền hòa, nhân ái. Bà María đã khiến “mọt phim” không khỏi nhớ về nhân vật bà cố Mamá Coco trong phim. Bà như trụ cột tinh thần của cả gia tộc, đoàn kết mọi người lại với nhau.

Disney chưa từng xác nhận việc nhân vật bà cố của Miguel được xây dựng trên hình tượng bà María.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Mặc dù thế, nhưng chỉ từ diện mạo của bà María so sánh với dáng vẻ của bà cố Coco trong phim, có thể nói là giống nhau đến 99%.

Đây là bộ phim có triết lý sâu sắc về sự sống và cái chết, nhưng điều cảm động nhất chính là tình cảm gia đình tốt đẹp.

Nhân vật chính của câu chuyện là cậu bé tên Miguel, sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Mexico, gia đình làm giày trải qua nhiều thế hệ. Nhưng cậu bé không thích làm giày, mà có niềm đam mê vô bờ với âm nhạc. Song gia đình cấm cản cậu bé tiếp xúc với âm nhạc vì quy định của gia tộc được đặt ra bởi bà sơ của Miguel, cũng tức là mẹ của bà Coco.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Vì để theo đuổi ước mơ, sáng tạo ra bản nhạc làm rung động lòng người như thần tượng Ernesto de la Cruz, thế là vào ngày lễ dành cho người đã khuất hay còn gọi là ngày vong linh - Día de Muertos, Miguel lẻn vào lăng mộ của De la Cruz (diễn viên, ca sĩ huyền thoại), đánh cắp cây đàn của ông để trình diễn.

Hành động này khiến cậu vướng một lời nguyền và bị đưa đến thế giới của người chết. Tại đây, Miguel gặp Héctor (bố của bà Coco), linh hồn vất vưởng tìm cách gặp lại người thân trong ngày vong linh. Cuộc hành trình trở về thế giới người sống đã giúp cậu bé khám phá được bí mật vì sao gia đình mình lại ghét âm nhạc đến vậy.

Không ít người cảm nhận được tình cảm gia đình dạt dào và ước mơ cháy bỏng chứa đựng trong tập phim dài 110 phút.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Cây cầu màu cam được kết dựng bằng loài hoa cúc Aztec kết nối giữa hai thế giới. Người sống đính hoa vạn thọ để chỉ lối cho vong hồn, mặc dù không thể cảm nhận được sự tồn tại của người đã khuất nhưng họ luôn tin rằng người thân thương luôn ở bên cạnh.

Còn những vong hồn sẽ được trở về cố hương trong ngày Día de Muertos, vui vẻ nhìn người còn sống ở ngay trước mắt nhưng không thể chạm vào.

Sự tri ân của người còn sống và chấp niệm của người đã mất dung hòa với nhau đã tạo nên sợi dây tình thân khiến nhiều người cảm động. Bởi lẽ ai cũng có gia đình, cũng có người để yêu thương.

Con người luôn sống nếu vẫn tồn tại trong miền ký ức

Ngày Día de Muertos là ngày người Mexico bày tỏ sự tôn trọng đối với cái chết. Họ cho rằng người chết đi sẽ đi qua thế giới khác, nơi mà những vong hồn tiếp tục được sống trong thế giới còn tốt hơn cả hiện thực.

Vào ngày hôm đó, người đã khuất có thể được trở về nhân gian, đoàn tụ với gia đình.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim
Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Thế nhưng trong phim có một điều kiện cho sự đoàn tụ này là: Trong thế giới thực phải có người luôn nhớ về những vong hồn, như thế họ mới có thể tiếp tục tồn tại.

Điểm cuối cùng của cuộc sống không phải là cái chết, mà là bị lãng quên.

Trong phim có một câu kinh điển: “Nếu nhân gian không có lấy một người nhớ đến, bạn sẽ biến mất. Chúng tôi gọi đây là điểm cuối cùng của cái chết” (tạm dịch).

Đây cũng là một khái niệm sâu sắc mà phim đề cập đến: Con người có 3 lần chết đi.

Lần thứ nhất, thân xác rời khỏi hiện tại. Đây là cái chết của xác thịt.

Lần thứ hai, thân phận rời khỏi hiện tại. Đây là cái chết của địa vị xã hội.

Lần thứ ba, ký ức rời khỏi hiện tại. Lúc này, trên thế giới, người cuối cùng vẫn luôn nhớ đến người đã khuất cũng đã nhắm mắt xuôi tay.

Bố của Coco luôn theo đuổi ước mơ thời trẻ, đi khám phá khắp mọi nơi không màng vợ con. Nhưng đến giây phút tỉnh ngộ, ông đã bị kẻ xấu giở trò và chết nơi đất khách quê người.

Nhưng người nhà không hề hay biết, chỉ biết ông là một kẻ đã ruồng bỏ gia đình và không bao giờ trở lại. Đây chính là chi tiết bi thảm nhất trong câu chuyện.

Coco thích âm nhạc nhưng lại bị cấm không cho đàn hát, vì mẹ không muốn bà đi theo vết xe đổ của bố.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim
Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Chỉ một người duy nhất ủng hộ Miguel là bà cố, vì bà cũng nhớ đến người bố yêu đời vui vẻ, đam mê âm nhạc. Bà Coco chính người lưu trữ ký ức cuối cùng về bố, tức ông Héctor, là niềm tin duy nhất giúp ông không bị tan biến.

Chi tiết này cũng giống như việc chúng ta nhớ thương về người đã khuất. Chỉ cần trong tâm trí còn lưu giữ hình ảnh về một người, cho dù thân xác không còn, họ cũng vẫn sống mãi bên cạnh chúng ta.

Mỗi khi ca khúc “Remember me” vang lên, bất kể năm tháng, bà nội luôn ngồi trên ghế nhớ về bố thời trẻ.

Có thể nói, đất diễn của bà nội không quá nhiều, nhưng là hình ảnh khiến người ta rơi nước mắt nhiều nhất trong toàn bộ tập phim.

Nếu như thế giới linh hồn có thật…

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Thế giới người chết được xây dựng trong phim vô cùng rực rỡ và xinh đẹp không thua kém hiện thực. Nơi đó có hoa tươi, có rượu ngon, có sông núi và những ngôi nhà liên kết nhiều màu sắc… Liên kết hai thế giới là chiếc cầu hoa cúc - loài hoa yêu thích của người Mexico.

Vậy thì ai nói chết đi chỉ có trắng và đen?

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Thế giới của người đã khuất cũng sặc sỡ sắc màu. Họ tiếp tục sống theo tiếng vọng và địa vị trong hiện thực, được tôn trọng và yêu thương, kết bạn mới, trải qua ngày tháng yên vui.

Ở thế giới này, vong hồn được xây dựng bằng hình tượng xương khô. Họ đàn ca nhảy múa, hoạt động không khác người sống.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Đặc biệt, mỗi độ vào ngày Día de Muertos hàng năm, vong hồn đi qua cây cầu hoa trở về với bên cạnh người thân còn sống, cùng chung vui một đêm.

Nếu thế giới này thật sự tồn tại thì nó được xem như một sự an ủi cho cả người còn sống và đã khuất.

Người chết đi, mặc dù thân thể không còn, nhưng linh hồn vẫn sống mãi, chỉ đổi sang trạng thái sống khác. Như vậy, cái chết không hề đáng sợ một chút nào.

Các nước phương Đông cũng có ngày vong hồn, chính là mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm, nhưng không giống với sự vui vẻ tràn đầy âm nhạc như Mexico, mà lại mang sự buồn thương nhớ nhung, cũng không có ánh sáng nhiệm màu như thế giới trong phim Coco .

Thế nhưng điều khắc nghiệt là cái chết trong phim Coco ko hề đáng sợ, mà chính là sự lãng quên.

Do đó, chỉ cần nhớ về nhau thì cho dù thân xác không còn nữa, chúng ta vẫn sống, ít nhất là sống mãi trong lòng người thân thương.

Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim

Cái chết vừa là sự kết thúc cuộc sống hiện tại, vừa là sự bắt đầu của một cuộc sống mới. Chết không phải là hết, nó là bến đỗ tiếp theo tiếp nối sự sống.

Tin rằng bà María, một người Mexico được cho là hình tượng nguyên mẫu của cụ bà Coco, cũng đã bước qua cây cầu hoa cúc vạn thọ và an vui ở thế giới mới.

(Nguồn: GD&XH/QQ)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phiên bản đời thật của cụ bà trong phim "Coco" đã bước qua "cây cầu hoa cúc vạn thọ" tại chuyên mục Phim của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phim khác

Oscar 2024: Phim 'Poor Things' lập hat-trick

Poor Things đang là bộ phim nhận được nhiều giải thưởng nhất Oscar 2024 khi thắng 3 giải liên tiếp, bao gồm: trang điểm và làm tóc, thiết kế mỹ thuật và phục trang xuất sắc. Các chiến thắng này một lần nữa củng cố vị thế của nữ diễn viên Emma Stone trên đường đua giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar lần thứ 96.