Những vụ việc thương tâm
Vừa qua, vụ việc hai trẻ tử vong vì thạch ra câu và chúi đầu vào xô nước khiến nhiều người giật mình bởi những nguy hiểm "rình rập" ngày trong gia đình- nơi được coi là an toàn nhất.
Cụ thể, hôm qua sáng 6/3, BS Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, mới có 2 ca bệnh nhi tử vong do ngạt thở tại nhà.
Trường hợp thứ nhất là một cậu bé 5 tuổi (Quận 10) tử vong do bị ngạt thở khi ăn rau câu. Theo BS Phương, bé đã dùng miệng để hút miếng rau câu ra khỏi vỏ, nhưng do lực hút quá mạnh, miếng rau câu không rơi vào thực quản mà rơi vào đường thở. Đến khi bé có dấu hiệu khó thở và dần tím tái thì người nhà mới phát hiện, có thực hiện cấp cứu bằng cách vỗ lưng, ấn ngực nhưng không hiệu quả. Khi bệnh nhi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, bé đã tử vong, không thể cứu chữa được.
Trường hợp thứ 2 là một bệnh nhi 17 tháng tuổi (huyện Bình Chánh) tử vong do chúi đầu vào xô nước. Do phát hiện trễ nên bệnh nhi đã bị chết não.
Trước đó đã ghi nhận không ít vụ trẻ em bị tai nạn ngay tại gia đình, dẫn đến tử vong hoặc thương tật. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do sự hiếu động, tò mò, nghịch ngợm của trẻ. Các bạn chưa nhận thức được đầy đủ những mối nguy hiểm tiềm ẩn ở xung quanh mình. Bên cạnh đó, sự lơ là, chủ quan, thiếu kiến thức của người lớn có thể khiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề, dài lâu.
Vật quen thuộc nào trong nhà có thể gây tai nạn ?
Tai nạn đáng tiếc do các vật dụng trong gia đình có thể xảy đến bất cứ lúc nào với teen. Vì thế pama cần cảnh giác với các mối nguy hại hiển hiện đó nhé. Dưới đây là danh sách vật dụng sinh hoạt khác trong gia đình tiềm ẩn nguy hiểm với các bạn ý:
1. Dây mành cửa sổ
Rèm cửa giúp có được giấc ngủ ngon, tuy nhiên, dây rèm cửa sổ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn nghẹt thở nếu cổ của trẻ bị mắc kẹt vào chúng.
Hiệp hội mành cửa sổ của Anh quốc đã phải khuyến cáo các gia đình chỉ nên lắp đặt loại mành cửa sổ không có dây, đặc biệt là trong phòng trẻ nhỏ.
Nếu mành cửa sổ có dây, hãy tìm cách quấn chúng lên cao hơn tầm tay với của trẻ.
2. Tủ đứng không được đóng vào tường
Nhiều teen hiếu động thích leo trèo, điều này có thể khiến trẻ rơi vào nguy cơ bị tai nạn nghiêm trọng.
Những món đồ nội thất như tủ sách, tủ đứng và tủ đựng quần áo có thể trèo lên dễ dàng rất có thể đổ đè lên người.
Để giữ an toàn cho trẻ, những vật dụng cồng kềnh nên được đóng gắn chặt vào tường bằng giá đỡ hoặc bản lề loại to.
3. Túi nilon
Những chiếc túi nilon mỏng, nhẹ ít ai cảnh giác nhưng nó có thể làm bị ngạt thở hoặc bị nghẹn rất nhanh.
Pama thường không phát hiện ra trẻ đang nghịch các loại túi nilong bé và mỏng bởi loại túi này không phát ra tiếng khi bị vò như các loại túi khác. Tuy nhiên, chỉ một cái túi mỏng đến mức có thể dễ dàng bịt kín mũi và miệng của trẻ, khiến trẻ dần ngạt thở.
4. Máy là tóc
Một chiếc bàn là còn nóng thì không pama nào không dặn con tránh xa nhưng nhiều lại không để ý đến mức độ nguy hiểm của máy là tóc.
Máy là tóc có thể nóng đến mức nướng chín một miếng thịt! Và chúng cũng có thể duy trì được nhiệt độ đó tới 15 phút. Vậy nhưng, không mama đặt máy là tóc ngay trên sàn nhà, trên bề mặt bàn, ghế, hay treo lơ lửng ở tay cầm trên cửa.
Máy là tóc luôn cần được cất trong túi chống nhiệt, đặc biệt là sau khi sử dụng.
5. Pin dạng cúc áo
Pin dạng cúc áo thường được gắn trong đồng hồ đeo tay, chìa khóa ô tô và máy tính cầm tay.
Pin dạng cúc áo không những khiến trẻ bị nghẹn, hóc mà cũng có thể làm trẻ bị ngộ độc, dẫn đến chảy máu nội tạng và tử vong. Đó là bởi vì khi bị nhai phải, loại pin này giải phóng một lượng chất độc hóa học nhất định.
6. Viên nước đá
Viên nước đá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn nghẹn, hóc ở teen, bởi chúng có thể dễ dàng trôi vào cổ họng khi uống nước.
Kẹo cao su, kẹo cứng và kẹo mút cũng tiềm ẩn những nguy cơ tương tự.
Pama khó có thể cấm các bạn ý tiếp xúc với viên nước đá hay kẹo, nhưng hãy yêu cầu các bạn ý ngồi một chỗ khi uống nước hoặc khi ăn, bởi tai nạn nghẹn, hóc dễ rất dễ xảy ra khi trẻ chạy nhảy.
7. Bếp nướng dùng một lần
Các bạn thường được cảnh báo không được đến gần bếp nướng đang cháy. Tuy nhiên, khi bếp nướng đã tắt lửa thì nhiều pama lại buông lỏng cảnh giác.
Bếp nướng dùng một lần càng đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ bởi chúng thường được đặt trên ngay trên sân và trẻ có thể dễ dàng bị ngã vào.
Quỹ Phòng tránh Tai nạn Trẻ em (CAPT) của Anh khuyến cáo nên nhúng bếp nướng vào một xô nước đá để làm nguội chúng nhanh chóng và an toàn.
8. Bút chiếu laser
Teen thường rất phấn khích với bút chiếu laser, tuy nhiên, bút chiếu laser có thể gây thương tổn nghiêm trọng cho thị lực của trẻ nếu không được sử dụng một cách an toàn.
Annegret Dahlmann-Noor, chuyên gia tư vấn khoa nhãn nhi thuộc Bệnh viện Moorfield, Anh Quốc, cho biết: “Trẻ nhỏ khi chơi trò đấu kiếm ánh sáng thường rất phấn khích với ánh sáng phát ra từ tia laser và có thể nhìn chằm chằm vào chúng. Điều này khiến võng mạc trong mắt của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục được. Vì vậy, các bậc phụ huynh, thầy cô và trẻ cần nhận thức được mối nguy hại tia laser gây ra với thị lực của trẻ.”
Dương Bích Thúy