Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể

Minh Hồng
Có 7 bộ phận trên cơ thể vô dụng đến thảm thương khiến chúng ta thắc mắc: chúng sinh ra để làm gì?

Trong quá trình tiến hoá, cơ thể con người đã thay đổi rất nhiều so với tổ tiên để thích nghi với môi trường sống và hoạt động mới của xã hội. Điều này dẫn đến việc nhiều bộ phận, không còn phù hợp với thời đại nữa và dần bị thoái hóa, chỉ còn sót lại một chút dấu vết của thời kỳ đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt.

1. Răng khôn

Đây có thể là bộ phận mang đến nhiều đau thương nhất cho con người và cũng là bộ phận khiến nhiều người chỉ muốn vứt quách đi cho xong. 

Ở thời hiện đại thì thế nhưng với người xưa, những chiếc răng này khá quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy, hộp sọ của tổ tiên loài người có bộ hàm lớn hơn và cũng nhiều răng hơn, phù hợp để nhai các loại thực phẩm cứng. 

Nhưng qua thời gian, thói quen ăn uống của loài người cũng thay đổi, dẫn đến chuyện xương hàm dần trở nên nhỏ hơn. Mỗi tội, những chiếc răng còn dư thừa lại không biến mất. Chúng vẫn ở đó, chờ đến khi con người "đủ tuổi" thì trồi lên và gây biết bao đau khổ.

Răng khôn là gì Phí Phương Anh

2. Mí mắt thứ 3

Khi nhìn vào gương nếu bạn thấy một vùng màu đỏ nằm ở phía hốc mắt gần mũi thì đó là mí mắt thứ 3. 

Tuy nhiên, trên thực tế lớp mí mắt này gần như không có tác dụng gì. Các nhà khoa học cho biết đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình tiến hóa, và là bằng chứng cho thấy con người từng có một mí mắt thứ 3 giống như các loài chim, thằn lằn và một số loài thú hiện nay, với tác dụng làm sạch mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh Mặt trời, hoặc trở thành "kính bơi" khi chúng xuống nước.

Qua thời gian, mí mắt thứ 3 ở người đã bị vô hiệu hóa, chỉ còn lại một dấu tích nhỏ và trở thành một cơ quan rất... vô dụng. Theo các chuyên gia, sở dĩ con người để lại một chút dấu tích này là vì nó vẫn chưa gây hại gì cho quá trình tiến hóa.

Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể - Ảnh 1

3. Ruột thừa

Đúng như tên gọi, ruột thừa là một bộ phận khá thừa thãi, lại dễ gây viêm nhiễm. Những bạn làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa xong đều chẳng cảm thấy gì khác, vẫn tiếp tục cuộc sống như bình thường.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ruột thừa tồn tại để bảo vệ hệ miễn dịch, bằng cách lưu trữ những lợi khuẩn trong đó. Nguyên do có cơ chế này là vì hệ thống dạ dày và ruột vốn sẽ luôn tìm cách loại bỏ vi khuẩn, nhưng không phân biệt lợi khuẩn và khuẩn gây bệnh. Vậy nên, các lợi khuẩn sẽ phải tìm chỗ trú ẩn, và chúng sẽ chọn ruột thừa.

Nhìn chung, đây là một cơ chế khá hữu ích trong quá khứ - thời điểm y học chưa phát triển. Nhưng ngày nay, ruột thừa không còn nhiều tác dụng nữa, lại dễ trở thành ổ viêm nhiễm có khả năng gây chết người. Vậy nên dù được bênh vực cỡ nào, đa số đều đồng tình rằng khúc ruột này... đúng là thừa.

Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể - Ảnh 7

4. Xương cụt

Xương cụt là khúc xương ở phía cuối xương sống, và nó là minh chứng cho thấy tổ tiên của chúng ta từng... có đuôi.

Ở các loài động vật, đuôi là bộ phận giúp chúng ta duy trì thăng bằng và khả năng di chuyển tốt. Nhưng khi con người học được cách đi bằng 2 chân, việc tồn tại một cái đuôi bỗng trở nên vô nghĩa. Vậy là qua thời gian, nó tiêu biến đi, chỉ còn lại khúc xương cụt.

Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể - Ảnh 3

5. Đôi tai Darwin

Đôi tai Darwin còn gọi là "sụn tai Darwin". Dấu hiệu nhận biết một người sở hữu đôi tai này, đó là có một phần sụn nhỏ lồi lên phía vành tai. Lý do có cái tên như vậy là vì Darwin chính là người đầu tiên đề cập đến nó.

Và tác dụng, đôi tai Darwin không gì khác ngoài 2 chữ... vô dụng, chỉ là một phần còn sót lại của quá trình tiến hóa thôi.

Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể - Ảnh 4

6. Cơ gan tay

Thực tế ngày nay chỉ còn 10% dân số thế giới còn cơ gan tay mà thôi. Muốn biết mình có thuộc 10% ấy không, bạn chỉ cần nắm ngửa tay ra và kéo căng phần cổ tay. Nếu bạn thấy có một chiếc gân nổi lên thì đó là cơ gan tay.

Tất nhiên, tác dụng của nó trong thời đại ngày này là không có tác dụng gì. Nhưng trong quá khứ, ở thời mà con người rất cần đến nhóm cơ này để leo trèo bằng chi trước. Nó giúp tăng lực nắm, qua đó giúp người xưa bám vào vật thể một cách dễ dàng hơn.

Ngày nay, con người chẳng cần phải trèo cây nữa, nên nhóm cơ này cũng thoái hóa dần. Giờ đây, ngoài việc là bằng chứng củng cố thuyết tiến hóa của Darwin, thì nó chẳng còn tác dụng gì nữa.

Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể - Ảnh 5

7. Đôi tai biết động đậy

Một số người có khả năng cử động được tai, số khác thì không. Và để làm được điều đó, đôi tai của bạn cần một nhóm cơ đặc biệt.

Các cơ trong tai vốn tồn tại từ thời xa xưa, nhằm giúp tổ tiên hướng tai về phía có tiếng động, qua đó tăng khả năng sinh tồn. Còn giờ thì tai con người đã bé hơn trước, nên nhóm cơ này ngoài việc là một khả năng khá "ngầu" thì chẳng còn tác dụng gì nữa.

Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không “làm tròn bổn phận” của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng trên cơ thể - Ảnh 6

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Khi đói cần tránh ăn những loại quả nào?

Trái cây là món quà của thiên nhiên dành cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc chọn lựa thời điểm ăn trái cây cũng quan trọng không kém việc chọn loại trái cây nào phù hợp với cơ địa của mỗi người.