Quốc gia đông trẻ em nhất thế giới chống bạo hành thế nào?

Phan Thoa
Năm 2013, chính phủ Ấn Độ đã soạn thảo chính sách quốc gia về trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em và thúc đẩy việc thi hành các biện pháp lập pháp và hành chính trừng phạt, chống lại các hình thức bạo hành và bỏ rơi trẻ em.

Theo cuộc điều tra gần đây của một tổ chức viện trợ nhân đạo tại Ấn Độ, quốc gia chiếm 19% dân số trẻ em trên thế giới, cứ hai trẻ em Ấn Độ thì có một em đã bị bạo hành. Nhà ở và trường học đáng lý phải là nơi an toàn cho trẻ em, nhưng ngược lại, nhiều trường hợp bạo hành, bóc lột và bạo lực trẻ em đã xảy ra tại đây.

Bạo hành trẻ em không chỉ là vấn nạn tại Việt Nam mà còn là của toàn thế giới. 

 

Bạo hành trẻ em phân bố tập trung ở những quốc gia còn nghèo, tình hình nội trị nhiều bất ổn. Tại Ấn Độ, có 11 triệu trẻ em sống trên đường phố. Đa số các bạn thường xuyên bị ngược đãi, bị bán làm nô lệ, bóc lột tình dục. Ở Mexico, lao động trẻ em có tới 3 triệu người, trong số đó có 1,8 triệu trẻ vị thành niên và 60% đều bỏ học đi làm.

Năm 2013, chính phủ Ấn Độ đã soạn thảo chính sách quốc gia về trẻ em nhằm “xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em đáp ứng và thúc đẩy việc thi hành hiệu quả các biện pháp lập pháp và hành chính trừng phạt chống lại tất cả các hình thức bạo hành và bỏ rơi trẻ em.”

Mặc dù thành công trong việc phổ biến các văn bản pháp luật dành cho trẻ em như Luật Phòng chống Trẻ em khỏi Hành vi lạm dụng Tình dục năm 2012 (POCSO) và Đạo luật về Trẻ vị thành niên (Chăm sóc và Bảo vệ Trẻ em) năm 2015, hành động của chính phủ Ấn Độ trong việc tạo ra hệ thống phản hồi mạnh mẽ và đáng tin cậy vẫn bị đánh giá là khá nghèo nàn. Sự gia tăng tội phạm tàn bạo đối với trẻ em cho thấy phương pháp tiếp cận cộng đồng của Ấn Độ đối với vấn đề an toàn trẻ em trong các trường học vẫn chưa được theo dõi sát sao.

Thay vì tìm kiếm các giải pháp, người Ấn tìm kiếm “thủ phạm” và “động cơ”. Tất nhiên, kẻ phạm tội phải bị trừng phạt, nhưng hơn thế nữa, họ cần một hệ thống có thể vĩnh viễn chặn đứng nạn bạo hành trẻ em.

Một cuộc đối thoại cởi mở liên quan đến cả ba bên liên quan: nhà trường,phụ huynh và Chính phủ có thể hướng tới việc xây dựng môi trường phù hợp cùng với xây dựng cơ chế phản ứng phòng ngừa. Cha mẹ cần phải hiểu rằng bảo đảm an toàn cho con cái họ là trách nhiệm của cả tập thể.

Cha mẹ có thể hỗ trợ bằng cách làm giám sát cẩn thận, đảm bảo rằng các trường học tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về bảo vệ trẻ em và đảm bảo rằng bất kỳ trường hợp bạo hành nào cũng sẽ bị đưa ra ánh sáng.

Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm chung và không thể được thực hiện độc lập bởi nhà trường, cha mẹ hoặc chính phủ. Tất cả phải hợp tác để đảm bảo những trường hợp ngược đãi trẻ em sớm lùi vào quá khứ, thay vì trở thành vấn đề nhức nhối như hiện nay.

Trẻ em là thế hệ tương lai của cả nhân loại. Hãy cùng chung tay tạo ra một môi trường sống tốt đẹp cho sự phát triển, lớn lên của các em. Mỗi cá nhân, bất cứ khi nào phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, hãy ngăn chặn và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Theo thống kê của UNICEF, hiện có 223 triệu trẻ em là nạn nhân của bạo hành và ngược đãi. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2012 có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai dưới 18 tuổi là nạn nhân của bạo lực tình dục, bóc lột sức lao động. Cùng với đó, khoảng 1,2 triệu bạn nhỏ trở thành “hàng hóa” buôn bán mỗi năm.

Ở Mỹ, cứ 100.000 trẻ em thì có 2 trẻ em chết do bị bạo hành. Năm 2008, tổng số trẻ em Mỹ qua đời vì nguyên nhân trên là 1.730 trường hợp. Ở góc nhìn tâm lý học, những bạn nhỏ từng trải qua bạo hành bị ám ảnh và có xu hướng trở thành người “bạo hành trẻ em” khi lớn lên. 
 
Một nghiên cứu năm 1988 còn chỉ ra rằng, trẻ em bị bạo hành có nguy cơ trở thành tội phạm giết người vị thành niên cao gấp 100 lần trẻ bình thường.

Minh Anh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Quốc gia đông trẻ em nhất thế giới chống bạo hành thế nào? tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.