Rắn hổ mang chúa – Loài rắn thông minh bậc nhất thế giới

Ngọc Nguyễn
Rắn hổ mang chúa được cho là loài rắn thông minh nhất do chúng biết sử dụng bộ não để chủ động phục kích các loài rắn khác.

Rắn là một trong những nhóm bò sát cổ xưa và mắn đẻ nhất. Dù là động vật máu lạnh, chúng có thể sinh sôi ở mọi lục địa trừ Nam Cực. Với hóa thạch rắn cổ nhất từng biết có niên đại khoảng 143 - 167 triệu năm, chúng tồn tại ở cả đất liền và đại dương lâu hơn nhiều so với tổ tiên loài người. Rắn hổ mang chúa thường được xem là loài rắn thông minh nhất, theo IFL Science. Trước đây, rắn hổ mang chúa thuộc chi Ophiophagus được cho là chỉ có một loài (Ophiophagus hannah). Hiện nay, các nhà nghiên cứu phát hiện có 4 loài rắn hổ mang chúa riêng biệt, nhưng không loài nào là hổ mang đích thực do chúng không nằm trong chi Naja.

Với chiều dài 5,6 m, rắn hổ mang chúa nằm trong số những loài rắn độc dài nhất, thường tìm thấy ở phần lớn châu Á, từ Ấn Độ, Trung Quốc tới Philippines và quần đảo Sunda. Chúng sở hữu nọc độc chứa chất độc gây tê liệt hệ thần kinh. Nhát cắn của chúng đủ giết chết một con voi hoặc 20 người trưởng thành. Dù có khả năng nâng 1/3 cơ thể lên khỏi mặt đất và nhìn vào mắt người, giống như hầu hết loài rắn khác, rắn hổ mang chúa rất rụt rè, thận trọng và cực kỳ thông minh.

Là loài săn mồi chủ động, rắn hổ mang chúa sử dụng bộ não lớn để phục kích con mồi, bao gồm các loài rắn độc khác. Dù có rất ít nghiên cứu chính thức về trí thông minh của chúng, có bằng chứng cho thấy rắn hổ mang chúa có thể ghi nhớ môi trường xung quanh, người chăm sóc, thậm chí nhiệm vụ đơn giản như loại dùng để tiến hành kiểm tra y khoa.

Rắn hổ mang chúa cũng là loài rắn duy nhất xây tổ cho con non, tạo nên một ụ đất từ lá và cây cỏ xung quanh. Tuy nhiên, trong khi phong cách săn mồi và hành vi xây tổ khá độc đáo, khả năng ghi nhớ người, nơi chốn và lộ trình tương đối phổ biến ở các loài rắn. Những loài săn mồi chủ động, trong đó nhiều loài cùng họ với rắn hổ mang chúa, cũng bộc lộ trí thông minh tương tự khi bắt mồi.

Một kỹ thuật phổ biến của người nuôi rắn là "huấn luyện gõ", phương pháp gõ nhẹ vào chuồng để dạy con rắn khi nào đến giờ ăn. Phần lớn rắn có thể học hỏi tương đối nhanh.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rắn hổ mang chúa – Loài rắn thông minh bậc nhất thế giới tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Vui đón xuân cùng hội "Trâu rơm, bò rạ"

Cứ vào ngày mồng 4 Tết Nguyên đán hằng năm, cư dân xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự hội “Trâu rơm, bò rạ”. Đây là lễ hội truyền thống đặc trưng cho văn hóa lúa nước Đồng bằng Bắc bộ.

Về Bắc Ninh trải nghiệm chợ Âm Dương

Độc đáo phiên chợ mỗi năm chỉ tổ chức một lần vào ban đêm, người mua không đếm tiền, người bán không mặc cả và đi chợ không được ồn ào... Đó là những nét văn hóa thú vị vẫn được duy trì từ xưa tới nay tại phiên chợ Âm Dương (khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Chuyện ngai vàng nhà Nguyễn

Ngai vàng là nơi ngự tọa của nhà vua - người nắm quyền lực tối cao của một triều đại phong kiến. Ngày xưa, dù chỉ là đứng từ xa để thoáng nhìn ngôi báu và bóng dáng vua thôi cũng là điều khó như… lên trời vậy! Và hẳn các bạn sẽ rất tò mò về “chiếc ghế quyền lực” này?

Tết Nguyên Đán: Xem ván đấu cờ người

Trong tiết trời xuân ấm áp của những ngày đầu năm mới, mời bạn ghé thăm “Vùng đất mỏ anh hùng” Quảng Ninh để xem một lễ hội truyền thống độc đáo đã có từ hàng trăm năm nay: Cờ người.

Du xuân, đi lễ đầu năm

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, chúng mình thường được bố mẹ, ông bà cho du xuân, đi lễ đầu năm. Đây là truyền thống có từ lâu đời với nhiều hình thức khởi hành khác nhau. Hãy điểm qua một số hình thức khởi hành đầu năm mới nhé!