Rét đậm rét hại, cơ thể trẻ nhỏ dễ mắc bệnh gì?

Thúy Quỳnh
Thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ giảm sâu là nguy cơ chính khiến hệ miễn dịch của các bạn bị yếu đi, đồng thời làm suy giảm sức chống đỡ từ đó tạo cơ hội cho các bệnh, nhất là đối với các bạn nhỏ.

Tê cóng chân tay chớ có coi thường

Vào mùa đông thời tiết lạnh buốt, đối với những người lao động chân tay mà phải làm việc ngoài trời rất dễ bị tê cóng. Tê cóng xảy ra khi da và các mô bên dưới da “đóng băng” khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và nhiều gió. Tình trạng tê cóng quá nghiêm trọng có thể dẫn tới da bị phồng rộp hoặc chuyển màu đen do hoại tử các mô bên trong.

Tê cóng được chia thành ba mức độ: Độ 1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì; Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da; Độ 3: Tê cóng sâu. Da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.

Để phòng tê cóng, cần mặc phù hợp với thời tiết, trang bị đầy đủ áo khoác, găng tay, mũ, tất ấm khi ra ngoài. Nên lựa chọn các loại áo khoác, găng tay, mũ... làm từ vật liệu chống thấm ướt, phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh, ẩm ướt và nhiều gió.

Dễ bị hạ thân nhiệt do lạnh

Hạ thân nhiệt là khi cơ thể còn 35 độ C. Người già, trẻ em và người gầy là những người rất dễ có nguy cơ. Một số tình trạng khác khiến người ta dễ bị hạ thân nhiệt là suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch và thiểu năng tuyến giáp.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: run lẩy bẩy, nói lắp bắp, nhịp thở chậm bất thường. Da lạnh, xám, mất phối hợp động tác, mệt mỏi, bơ phờ hoặc thờ ơ,... Người bị hạ thân nhiệt thường bị mất dần ý thức và năng lực thể chất, do đó có thể không ý thức được sự cần thiết phải điều trị cấp cứu.

Nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nạn nhân không biết, chỉ tới khi mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình thành đợt, da tái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo là đã mất ý thức.Do đó khi trời lạnh thấy ai đó run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, xám,... nên giúp họ quấn chăn và đốt lửa sưởi cho tới khi cơ thể ấm lại.

Để bảo vệ sức khỏe và phòng chống hạ thân nhiệt, hãy áp dụng các biện pháp sau: Luôn giữ nhiệt độ trong nhà đủ ấm. Đóng cửa sổ, lấp kín các khe hở làm mất nhiệt mà hơi lạnh lùa vào. Nếu không có các thiết bị làm ấm, cần mặc thêm áo ấm như áo len. Khi ra ngoài lạnh, cần mặc đủ ấm.

Ngoài ra cần đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang (che mũi miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở). Nếu quần áo, cơ thể bị ướt thì cần lau khô, thay quần áo ngay. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì mùa đông cần nhiều thực phẩm hơn để có nhiều nhiệt năng. Không uống rượu bia mặc dù chúng có thể tạo cảm giác ấm người ngay tức khắc nhưng sau đó có thể khiến cơ thể hạ nhiệt bất ngờ.

Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt, vì vậy cần sự quan tâm đặc biệt, nhất là về đêm khi thời tiết lạnh và có các bệnh lý khác đi kèm.

Chứng sa mi

Khu vực mặt có thể xuất hiện chứng sa mi, làm cho mi mắt trên sụp xuống, cố gắng cũng không thể mở mắt như bên mắt lành được. Chứng này không phải chỉ là mất thẩm mỹ mà nó còn là những tiền chứng của một số bệnh thần kinh.

Nếu là sa mi triệu chứng thì có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời. Nếu sa mi từng lúc sau khi mắt phải làm việc quá lâu, nghỉ một thời gian ngắn, mắt lại nhắm mở như bình thường. Nhưng đây lại không phải là bệnh thông thường đơn giản.

Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thường nghĩ tới sa mi khi mở mắt này là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhược cơ do phì đại, hay u tuyến ức cần phải mổ. Nếu sa mi không hồi phục sau khi nghỉ mắt, lại kèm theo một số triệu chứng thần kinh khác thì phải nghĩ tới một ổ tổn thương này là u não hay ổ xuất huyết hay hoại tử do thiếu máu…

Bảo vệ hai thái dương, tránh bệnh Horton

Thái dương có động mạch thái dương nông, rất nhạy cảm với tác động từ bên ngoài, nhất là đột biến lạnh. Đầu xuân, có đôi má và hai thái dương lại bị che kín thì còn gì là sắc đẹp quyến rũ của gương mặt tuổi đang xuân? Tất nhiên, không phải là bịt kín tất cả, còn tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có biện pháp bảo vệ khác nhau.

Chứng viêm động mạch thái dương có triệu chứng đau dữ dội ở vùng thái dương, động mạch đang bị viêm căng, to, nổi gồ lên, mạch nảy và rất đau. Chứng đau này nếu được điều trị sớm sẽ khỏi không để lại di chứng gì.

Cũng cần nói thêm là có loại bệnh rất khó chữa, có khi nguy hiểm tới sinh mạng, mù hai mắt không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đó là bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ, còn được gọi là bệnh Horton.

Đột biến lạnh là thủ phạm chính gây chứng Tics

Một luồng gió lùa lạnh bất ngờ thể dẫn tới vận động khác thường, không thể tự kiềm chế được. Cửa sổ tâm hồn nháy liên tục, rồi hoặc méo miệng một bên, mặt tự động kéo ra một bên, xóa hoàn toàn “má lúm đồng tiền” duyên dáng bên cặp môi mịn màng, cố gắng kìm lại không được.

Các vận động không tùy ý này lại tăng lên do yếu tố cảm xúc, mệt mỏi và biến đi trong giấc ngủ. Đó là chứng Tics, là chứng máy cơ dễ chẩn đoán nhưng lại khó điều trị.

Trường hợp phức tạp hơn còn xuất hiện chứng Tics (máy cơ) đau ở mặt đặc trưng với những cơn đau tàn khốc như tia chớp, thường khởi phát cơn đau bởi các động tác ăn, uống, nói… chạm vào một số vùng bùng nổ ở một bên mặt. Tiếp cơn đau là các cơn co cứng cơ mặt, thường chỉ kéo dài 1-2 phút và kết thúc đột ngột sau đó lại kèm theo chảy nước mắt và nước dãi.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rét đậm rét hại, cơ thể trẻ nhỏ dễ mắc bệnh gì? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác