Rửa bát bao năm nhưng nhiều bạn vẫn mắc phải những sai lầm này

Minh Hồng
Nếu có những sai lầm khi rửa bát dưới đây, bạn nên thay đổi ngay nhé!

Có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, thế nên việc rửa bát rất quan trọng và hầu như ngày nào chúng ta cũng làm. Thậm chí, nhiều bạn còn tự nhận mình là “chuyên gia” rửa bát nữa cơ. 

Dù là công việc hàng ngày nhưng vẫn có những sai lầm bạn mắc phải trong quá trình rửa bát khiến bát đũa chẳng những không sạch mà lượng vi khuẩn còn tăng gấp đôi.

1. Chất bát đũa bẩn thành đống

Nhiều bạn có thói quen để bát tới cuối ngày rửa một thể. Tuy nhiên, việc này chẳng khác nào bạn đang nuôi dưỡng vi khuẩn vì thời gian để vi khuẩn thích hợp xâm nhập vào bát đĩa là từ 1-4 tiếng sau ăn. Sau thời gian trên, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Thêm nữa, bát đũa xếp chồng lên nhau còn gây nguy cơ "lây bẩn chéo", khiến bạn mất công rửa hơn nhiều.

Cách làm đúng là bạn nên phân bát đĩa theo loại thức ăn, rửa bát đĩa từ sạch nhất đến bẩn nhất, từ không nhiều dầu mỡ đến nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa bát đĩa đựng thức ăn chín trước, bát đĩa đựng thịt sống, đồ ăn sống sau.

Rửa bát bao năm nhưng nhiều bạn vẫn mắc phải những sai lầm này - Ảnh 1

2. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa

Đây là thói quen của nhiều bạn vì cho rằng đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa bẩn thì sẽ giúp dầu mỡ trôi nhanh hơn. Nhưng thực tế thì ngược lại, việc này không giúp tẩy sạch dầu mỡ mà còn gây lãng phí nước. 

Nếu bạn rửa không kỹ, nước rửa bát còn sót trên bát đĩa sẽ xâm nhập và cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho đường tiêu hóa. Vì vậy, thay vì đổ trực tiếp, bạn nên pha loãng nước rửa bát với một ít nước nhé!

3. Cọ xát cả đống đũa vào nhau

Việc cọ xát này không chỉ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài đôi đũa mà còn tạo những vết nứt nhỏ, khiến bề mặt đũa trở nên khô ráp, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Từ đây, vi khuẩn hoặc các bệnh truyền nhiễm sẽ từ đũa người này sang đũa người khác.

Cách làm đúng là bạn nên rửa từng chiếc đũa một. Nếu đũa dính chất nhờn khó làm sạch, có thể dùng nước nóng tráng qua trước, sau đó rửa sạch lại rồi lau khô hoặc phơi nắng.

Rửa bát bao năm nhưng nhiều bạn vẫn mắc phải những sai lầm này - Ảnh 2

4. Cất bát đĩa khi chưa khô

Bát đũa chưa khô đã bị cất vào không gian kín sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Bạn nên lau khô và phơi nắng đũa đã rửa sạch. Sau đó để nơi khô ráo, thoáng mát, có giỏ đựng đũa và có lỗ thoáng khí, thoáng nước.

5. Không khử trùng bát đũa

Khử trùng thường xuyên bát đũa giúp loại bỏ hết vi khuẩn gây hại mà việc rửa bát chưa thể lấy đi hết.

Bạn có thể dùng máy sấy bát để tiệt trùng ở nhiệt độ cao. Cách đơn giản và tiết kiệm trong trường hợp nhà bạn không có máy sấy là ngâm bát đĩa đã rửa trong nước sôi khoảng 3-5 phút.

Rửa bát bao năm nhưng nhiều bạn vẫn mắc phải những sai lầm này - Ảnh 3

6. Dùng bộ đồ ăn trong nhiều năm

Đối với những đồ dùng bằng gỗ như đũa, thớt,… không nên sử dụng trong thời gian dài. Nguyên nhân là bởi chúng dễ bị nấm mốc, mối mọt và trầy xước – tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Bạn nên thay thế đồ dùng nhà bếp thường xuyên. Nếu có đốm, vết nứt hoặc nấm mốc trên đũa hoặc thớt, cần thay thế cái mới.

7. Không thay miếng rửa bát trong thời gian dài

Tương tự, miếng rửa bát cũng cần thay thế thường xuyên. Bạn không thể tưởng tượng nổi vi khuẩn sẽ nhiều như thế nào sau một thời gian sử dụng đâu. Trung bình, có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa. 

Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa bát bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.

Rửa bát bao năm nhưng nhiều bạn vẫn mắc phải những sai lầm này - Ảnh 4

Sau mỗi 2 tuần, bạn nên thay miếng rửa bát mới. Miếng rửa bát sau khi rửa xong cũng phải phơi khô thật kỹ.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rửa bát bao năm nhưng nhiều bạn vẫn mắc phải những sai lầm này tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Lợi ích bất ngờ của trà xanh khi uống mỗi ngày

Uống hai tách trà xanh mỗi ngày có thể mang lại nhiều thay đổi tích cực cho sức khỏe sau một tháng. Trà xanh, loại trà chưa lên men phổ biến, chứa nhiều dưỡng chất từ lá tươi như polyphenol và chất diệp lục, giúp chống oxy hóa hiệu quả. Việc uống trà xanh thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt mang lại lợi ích sức khỏe cho người trung niên và cao tuổi.

"Đọc vị" viêm tai giữa

Nếu một ngày bạn chợt cảm thấy tai mình đau nhói, có dịch tai chảy ra, hoặc cảm giác tai ọc ọc như có nước ở bên trong, khả năng nghe giảm hẳn… thì xin chia buồn, rất có thể căn bệnh viêm tai giữa đã “ghé thăm” bạn rồi đấy!

Lợi ích và lưu ý khi ăn mướp đắng

Mướp đắng là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ được chế biến thành nhiều món ngon mà còn dùng để hãm trà. Ngoài hương vị đặc trưng, mướp đắng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cách chăm sóc da mùa Đông phái đẹp cần lưu ý

Khi thời tiết trở nên lạnh hơn vào những ngày cuối năm, làn da sẽ khô và dễ xỉn màu. Để giải quyết vấn đề này, phái đẹp chỉ cần áp dụng một vài thay đổi nhỏ giúp làn da sẽ luôn ẩm mượt và hồng hào trong những ngày lạnh sắp tới.