Nội dung chính
- 1. Salicylic acid là gì?
- 2. Salicylic acid có cơ chế hoạt động như thế nào?
- 3. Các công dụng của salicylic acid trên da
- 4. Vậy nên sử dụng nồng độ salicylic acid ra sao cho hợp lý?
- 5. Các tác dụng phụ của salicylic acid
- 6. Những người nên tránh dùng salicylic acid
- 7. Cách dùng salicylic acid an toàn cho da
Dạo một vòng các nền tảng MXH, chúng ta sẽ thấy rất nhiều người giới thiệu các sản phẩm chăm sóc da có chứa salicylic acid hay còn gọi là tẩy da chết hóa học. Vậy salicylic acid là gì? Chất này có tác dụng gì đối với làn da? Cách dùng và loại salicylic acid nào thì nên dùng? Hãy cùng thieunien.vn tìm hiểu ngay nhé!
1. Salicylic acid là gì?
Salicylic acid, hay còn gọi là Axit Salicylic là một loại axit vô cơ gốc dầu thuộc nhóm axit beta-hydroxy (BHA), là một loại axit tẩy tế bào chết. Hoạt chất này được chiết xuất từ vỏ cây liễu hoặc được sản xuất tổng hợp, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Vì có gốc dầu nên salicylic acid có thể tan trong dầu - nó có thể thâm nhập vào da ở mức độ sâu hơn so với các thành phần tan trong nước khác.
Chính vì thế, salicylic acid phù hợp với những bạn có làn da dầu đến da dầu mụn, lỗ chân lông đang bị bít tắc, để giúp làm sạch sâu và hỗ trợ trị mụn. Đặc biệt, salicylic acid có thể kiểm soát dầu nhờn.
2. Salicylic acid có cơ chế hoạt động như thế nào?
Là axit gốc dầu nên salicylic acid có cơ chế hoạt động là tan trong dầu, để thẩm thấu vào sâu bên trong các lớp biểu bì của da, hòa tan được các chất kết dính tế bào. Sau khi dùng salicylic acid, các lớp tế bào chết, mụn ẩn,... sẽ được đẩy lên trên bề mặt da, giúp da sạch hơn.
Không chỉ có vậy, salicylic acid cũng hỗ trợ để làm mềm lớp keratin, tăng thêm khả năng giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, có rất nhiều người đã bị kích ứng, nổi nhiều mụn khi sử dụng hoạt chất này. Vì vậy, cần tùy từng tình trạng và loại da mà sử dụng nồng độ salicylic acid cho phù hợp. Để cẩn thận hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
3. Các công dụng của salicylic acid trên da
Như đã nói qua ở trên, salicylic acid là một hoạt chất có rất nhiều tác dụng để chữa lành làn da của bạn. Ở phần này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những công dụng của salicylic acid trên làn da nhé!
3.1. Tẩy tế bào chết
Ngoài thị trường có rất nhiều sản phẩm hạt tẩy tế bào chết cho da mặt. Tuy nhiên, cho dù những hạt tẩy này có mịn đến đâu thì vẫn sẽ gây tổn thương đến làn da. Chính vì thế, nhiều người khuyên dùng các loại tẩy da chết hóa học - cụ thể là BHA hoặc AHA để bảo vệ làn da được tốt hơn. Salicylic acid sẽ loại bỏ đi các lớp sừng già, làm sạch lỗ chân lông,... từ đó mà da được sạch thoáng và khỏe mạnh.
3.2. Hỗ trợ điều trị mụn
Khi các nang lông bị bít tắc bởi tế bào chết, bã nhờn, dầu thừa thì sẽ tạo điều kiện để sản sinh ra mụn. Salicylic acid thâm nhập vào da để hòa tan bã nhờn, tế bào da chết, giúp giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất vài tuần đến vài tháng thì mới có thể nhìn thấy được kết quả mong muốn.
3.3. Làm se nhỏ lỗ chân lông
Sau khi đẩy tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn ra khỏi các lỗ chân lông, hoạt chất này cũng giúp cho lỗ chân lông dần được se nhỏ lại, mang đến một làn da mịn màng cho bạn.
4. Vậy nên sử dụng nồng độ salicylic acid ra sao cho hợp lý?
Tùy vào từng loại da và từng tình trạng trên da, các bạn sẽ chọn nồng độ salicylic acid sao cho phù hợp. Dưới đây là một số nồng đồ salicylic acid mà các tín đồ làm đẹp thường hay sử dụng:
4.1. 0.5 - 1%
Nếu như mới bắt đầu sử dụng salicylic acid thì bạn có thể chọn loại có nồng độ 0.5-1% để cho làn da “tập làm quen”. Nồng độ salicylic acid này thường có trong sữa rửa mặt, kem dưỡng hoặc các sản phẩm tẩy tế bào chết,... 0.5-1% được coi là nồng độ thấp và an toàn với hầu hết mọi loại da, không gây kích ứng.
4.2. 1 - 2%
Nồng độ này sẽ có trong các sản phẩm chấm mụn, kem trị mụn hoặc serum điều trị mụn. Các sản phẩm trị mụn không khuyến khích dùng cho toàn bộ mặt mà chỉ ở những vùng da có mụn. Sau khi dùng salicylic acid ở nồng độ 1-2% thì những nốt mụn sưng đỏ có thể được gom cồi.
4.3. 2 - 3%
Salicylic Acid 2 - 3% được coi là nồng độ mạnh, chỉ sử dụng cho các trường hợp bị mụn nặng. Đặc biệt, bạn không nên tự ý sử dụng salicylic acid nồng độ cao mà cần kê đơn bởi bác sĩ.
5. Các tác dụng phụ của salicylic acid
Dù có rất nhiều công dụng cho làn da nhưng salicylic acid cũng là một loại axit nên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ phổ biến là:
- Làm khô da, nếu ai có làn da khô thì nên cân nhắc việc sử dụng hoạt chất này. Nếu vẫn muốn sử dụng thì cần dưỡng ẩm cho làn da nhiều hơn.
- Làm da bị rát, mẩn đỏ hoặc kích ứng nhẹ. Đây là phản ứng thông thường khi làn da lần đầu tiếp xúc với salicylic acid. Sau một thời gian, những vết mẩn đỏ sẽ biến mất dần, nhưng nếu tình trạng này vẫn không hết thì nên ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ.
- Có thể khiến da nhạy cảm hơn và dễ bắt nắng. Khi sử dụng salicylic acid thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng nhất có thể và luôn thoa kem chống nắng nếu không sẽ hình thành nám trên da.
6. Những người nên tránh dùng salicylic acid
Vì salicylic acid có thể gây khô da nên những ai có làn da khô đến da khô nhạy cảm thì nên tránh dùng hoạt chất này hoàn toàn. Ngoài ra, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cũng không được dùng salicylic acid. Nếu ai đang sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống đông máu thì không được dùng salicylic acid hoặc phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Điều nghiêm trọng hơn, bôi axit salicylic hoặc bất kỳ salicylate nào lên các phần rất lớn của cơ thể bạn có thể dẫn đến ngộ độc salicylate. Vì vậy, đừng thoa một lớp lên khắp - chỉ thoa lên những vùng da bị mụn cần điều trị.
7. Cách dùng salicylic acid an toàn cho da
Ngoài việc tuân theo chỉ dẫn của sản phẩm và bác sĩ điều trị, bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể sử dụng salicylic acid một cách an toàn và hiệu quả:
- Kiểm tra da có dị ứng với salicylic acid hay không: Để kiểm tra, bạn hãy chấm một lượng nhỏ lên vùng đang bị mụn trong 2-3 ngày. Nếu bị kích ứng thì hãy ngưng sử dụng sản phẩm này.
- Không sử dụng trên vùng da mỏng và vết thương hở.
- Chọn nồng độ hoạt chất phù hợp với làn da.