"Siêu năng lực" của cá heo

KHKP
Không chỉ thông minh và đáng yêu, cá heo còn sở hữu những “siêu năng lực” vô cùng lợi hại, giúp chúng “tung hoành ngang dọc” trên khắp các đại dương.

“Nết ngủ” đặc biệt

Mọi loài động vật trên Trái Đất đều cần ngủ và cá heo cũng vậy. Nhưng chúng đã tìm ra một giải pháp thông minh cho vấn đề này: Chỉ nhắm một mắt khi ngủ thôi, các bạn ạ.

Thực tế thì cá heo “tắt” một nửa bộ não tại một thời điểm nhất định trong khi ngủ, nửa còn lại vẫn tỉnh táo và đảm nhiệm mọi chức năng như bình thường. “Nết ngủ” vô cùng đặc biệt này giúp chúng tránh được những bất trắc có thể xảy ra khi ngủ, đặc biệt là sự rình rập của kẻ thù.

Tầm nhìn toàn cảnh

Cá heo có thị lực tốt hơn hẳn so với chúng ta. Nhờ có hai mắt nằm ở hai bên đầu nên chúng có tầm nhìn khá toàn cảnh, lên tới 300 độ cơ đấy. Chưa hết, mỗi mắt của cá heo còn có thể di chuyển độc lập với mắt kia, nghĩa là chúng nhìn được hai hướng khác nhau cùng một lúc.

Ngoài ra, cá heo sở hữu một lớp tế bào phản chiếu nằm ở ngay phía sau võng mạc. Điều này giúp chúng nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng yếu, kể cả dưới nước lẫn bên trên mặt nước.

“Siêu” da

Lớp biểu bì trên da cá heo không cứng hơn nhưng lại dày hơn khoảng 10 đến 20 lần so với đa số các loài động vật trên cạn. Nó cũng phát triển nhanh hơn da người khoảng 9 lần và toàn bộ lớp da của cá heo có thể được tái tạo chỉ trong 2 giờ.

Cá heo cũng có những gợn sóng cực nhỏ trên da, giúp chúng di chuyển nhanh hơn trong nước và ngăn không cho ký sinh trùng bám vào. Chúng còn tiết ra một loại gel đặc biệt có tác dụng chống lại chất nhầy để loại bỏ những kẻ “ăn bám cứng đầu” như hà và hàu.

Lực đẩy khi bơi

Cá heo là “vận động viên” bơi lội cừ khôi của đại dương. Da của chúng có đặc tính chống lực cản của nước - đó đương nhiên là một lợi thế rồi, nhưng sức mạnh cơ bắp mới là yếu tố quyết định đến tốc độ bơi của loài động vật này. Ước tính, một con cá heo có thể tạo ra lực đẩy lớn gấp hơn năm lần người khỏe nhất trên Trái Đất cơ đấy.

Hô hấp “siêu đẳng”

Cá heo có thể nín thở trong 12 phút và lặn sâu gần 550 mét nhờ vào lá phổi tuyệt vời - không lớn hơn phổi người quá nhiều nhưng hoạt động hiệu quả hơn hẳn. Với mỗi lần thở, cá heo trao đổi ít nhất 80% không khí trong phổi (trong khi tỷ lệ ở người chỉ khoảng 17%). Máu và cơ bắp của chúng cũng có thể lưu trữ và vận chuyển nhiều ô-xy hơn do có nhiều tế bào hồng cầu hơn.

Cá heo cũng có thể chủ động điều tiết lượng máu lưu thông. Trong những lần lặn dài, máu sẽ được tập trung đưa đến tim và não. Tất cả các mô không cần thiết đều bị cắt bỏ và buộc phải dựa vào nguồn cung cấp sẵn có bên trong của chính chúng.

Tự chữa lành

Theo các nhà nghiên cứu, cá heo vẫn sẽ sống tốt nếu chẳng may gặp phải những vết thương to đùng trên thân mình. Nguyên nhân là vì chúng không những có khả năng tự chữa lành vết thương nhanh chóng mà còn có thể tái tạo các bộ phận bị mất. Cá heo cũng sẽ không chết vì mất máu, vì chúng có khả năng tự điều tiết co thắt các mạch máu để ngăn dòng máu chảy ra ngoài cơ thể.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Siêu năng lực" của cá heo tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Cửa Bắc - Cổng thành in ký ức

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang dấu ấn lịch sử vừa sở hữu vẻ đẹp cổ kính để khám phá thì Cửa Bắc ở Hà Nội chính là một lựa chọn không thể bỏ qua đâu nhé!

Sân chơi vui mê tơi

Nếu bạn từng mơ ước một lần được hóa thân thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt, vung roi thần trừ giặc thì sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Hè này đấy!

Khám phá Thảo Cầm Viên

Nằm giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên là một khu vui chơi với nhiều trò chơi thú vị, đồng thời cũng là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Tớ mong được khám phá nơi này từ lâu lắm rồi, vì thế nhân dịp nhóc em họ từ quê ra chơi, tớ liền xin mẹ cho đi Thảo Cầm Viên và thật sung sướng vì mẹ đã gật đầu cái rụp.

"Hóa thạch sống" của Trái Đất

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "hóa thạch sống" vào năm 1859. Đây là thuật ngữ chỉ những loài gần như không tiến hóa trong hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm và có vẻ ngoài giống hệt tổ tiên của chúng.