Tại sao cùng một bộ phim hài, mình thì cười nắc nẻ mà đứa bạn kế bên lại "lặng im đến thế"?

Minh Hồng
Chắc hẳn bạn đã gặp tình huống này ít nhất một lần, cùng một bộ phim hài mà người cười như được mùa, đứa lại lạnh như tiền cả buổi.

Chẳng phải tự nhiên người ta nói rằng diễn hài là một trong những lối diễn khó nhất, vì không phải ai cũng chọc cười được thiên hạ. 

Chẳng vậy mà cùng một vở hài kịch hay một bộ phim hài, kiểu gì cũng có hai thái cực: người cười nắc nẻ, người lạnh như tiền. Không đơn giản chỉ là "khẩu vị" hài hước của chúng ta khác nhau, khoa học còn giải thích cho hiện tượng này nữa đấy:

Ngôn ngữ là rào cản

Lấy 1 ví dụ thế này, Annie Hall là một bộ phim tình cảm hài lãng mạn được đạo diễn Woody Allen thực hiện. Nội dung phim xoay quanh việc một chàng trai kể lại những lý do mà cuộc tình của mình thất bại với nhân vật nữ chính.

Điều đặc biệt chính là bộ phim này nhận được rất nhiều tình cảm của người Anh: 1/3 các nhà phê bình Anh đã bầu cho nó. Thế nhưng, không một ai trong số các nhà phê bình Pháp bầu chọn cho phim này.

Có thể thấy, khi xem xét các phiếu bầu theo nước hoặc theo khu vực, các nhà phê bình từ các quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, có nhiều khả năng bỏ phiếu cho những bộ phim không phải là tiếng Anh.

Tại sao cùng một bộ phim hài, mình thì cười nắc nẻ mà đứa bạn kế bên lại
Bộ phim Annie Hall

Chúng ta phải thừa nhận rằng, một số câu chuyện cười không thể dịch ra các thứ tiếng khác được. Làm thế nào mà bạn có thể pha trò đùa để nó gây cười ở bất kỳ ngôn ngữ nào?

Tất cả chúng ta đều có thể cười, nhưng lý do gây cười lại phụ thuộc rất nhiều vào việc ta từ đâu tới, ngôn ngữ, và ngữ cảnh lịch sử mà chúng ta quen thuộc nhất.

Đó cũng là lý do mà phim câm - như Mr. Bean và vua hề Charlie Chaplin - được các nhà phê bình Châu Á đánh giá cao. Bởi họ cho rằng, những bộ phim thuần túy chỉ có hình có thể vượt qua sự khác biệt về văn hoá một cách dễ dàng hơn, bởi vì không có rào cản ngôn ngữ.

Nhưng ngay cả khi cùng chung một thứ ngôn ngữ, vẫn có những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến khả năng "chọc cười" của tác phẩm.

Tại sao cùng một bộ phim hài, mình thì cười nắc nẻ mà đứa bạn kế bên lại

Thế giới quan – "nhân tố X" quyết định nụ cười của bạn

Tác phẩm hài thường lấy cảm hứng từ các sự kiện, hiện tượng, hành vi... nảy sinh trong xã hội. Những tiếng cười đó không chỉ đơn thuần là sự vui nhộn, mà còn phản ánh các chuẩn mực đạo đức, quan niệm văn hóa, lối sống...

Và dĩ nhiên, nếu quan điểm hoặc hoàn cảnh sống của bạn khác với góc nhìn của nhà làm phim, bạn sẽ khó mà cười được. Bản thân bạn không hiểu, hoặc không chấp nhận được góc nhìn ấy. Đó là lý do mà cùng một bộ phim, người này xem thì cười như nắc nẻ, người khác lại thấy nhạt hơn nước ốc.

Tại sao cùng một bộ phim hài, mình thì cười nắc nẻ mà đứa bạn kế bên lại

Và lý do cuối cùng: họ không thích cười

Không hẳn vì những nguyên nhân "vĩ mô" như ngôn ngữ hay thế giới quan, có nhiều người ít cười khi xem phim hài chỉ đơn thuần vì đó là tính cách của họ.

Tại sao cùng một bộ phim hài, mình thì cười nắc nẻ mà đứa bạn kế bên lại

Phó Giáo sư Anirban Mukhopadhyay tại ĐH Khoa học và Công nghệ Hongkong cho biết: "Những người hay cười là do họ có tính cách vui vẻ, vì thế nụ cười có tác dụng tốt đối với họ. Trong khi đó, có một số người không thường xuyên mỉm cười là do tính cách của họ như vậy, cố gắng nở nụ cười chỉ đem đến các cảm giác tiêu cực cho họ."

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.