Tất tần tật những lý do vì sao tóc của bạn lại chẳng thể “lớn lên” được nữa

Khiết Anh (Lược dịch)
Ai mà không muốn có một mái tóc dài, bóng khỏe và không bị hư hại. Nhưng tin xấu là tóc của nhiều người lại ngưng mọc và bắt đầu mỏng dần sau một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như lối sống, thói quen ăn uống không lành mạnh, điều kiện môi trường kém và thói quen chăm sóc tóc không được duy trì thì còn có nhiều yếu tố khác góp phần làm hạn chế khả năng phát triển của mái tóc, khiến chúng chẳng thể nào “lớn” được nữa.

Tóc mọc bao nhiêu trong một năm?

Tóc của mỗi người đều được lập trình để ngừng phát triển sau khi đã đạt đến một độ dài cụ thể. Sau đó, nó trải qua các giai đoạn catagen, telogen và exogen trước khi mọc lại. Tóc của một người bình thường mọc với tốc độ 6 inch (khoảng 15 cm) mỗi năm và giai đoạn tăng trưởng kéo dài từ 2-7 năm. Tuy nhiên, mỗi người lại có chu kì tăng trưởng tóc khác nhau do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Tại sao đến một giai đoạn nào đó tóc lại ngừng phát triển?

Các nang tóc của bạn trải qua một chu kì tăng trưởng gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn Anagen (giai đoạn phát triển); Giai đoạn Catagen (giai đoạn chuyển tiếp); Giai đoạn Telogen (giai đoạn nghỉ ngơi) và Giai đoạn ngoại sinh (Giai đoạn rụng tóc). Mỗi nang tóc trải qua chu kì này xác định chiều dài và khối lượng mái tóc của một người. Nếu chu kì này bị gián đoạn do bất kì nguyên nhân nào thì sự phát triển của cả chu kì sẽ bị ảnh hưởng.

Những lý do phổ biến nhất khiến tóc của bạn ngừng phát triển

1. Di truyền

Bạn có biết chiều dài, màu sắc và khối lượng mái tóc bị chi phối bởi gen của bạn. Đúng vậy, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chu kì phát triển của tóc. Nếu bạn có mái tóc nhanh dài và bóng khỏe thì hãy thầm cảm ơn gen của bạn. Nếu không, bạn cần nỗ lực thêm để ngăn tóc rụng và tăng cường sự phát triển của nó.

2. Mức độ căng thẳng

Nguyên nhân dẫn đến việc tóc ngừng phát triển đã được chứng minh về mặt y tế rằng bất kì loại căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý nào cũng đều gây bất lợi cho sự phát triển của tóc. Stress gây ra một tình trạng gọi là Telogen effluvium khiến tóc của bạn bước vào giai đoạn telogen (giai đoạn nghỉ ngơi) sớm. Đo đó, tóc của bạn bị hạn chế khoảng 30% sự tăng trưởng.

Mặc dù tình trạng này không cần đến sự can thiệp y tế vì nó không kéo dài quá 6 tháng nhưng nó ảnh hưởng đến chu kì phát triển của tóc và gây ra rụng tóc.

3. Tóc gãy rụng

Thông thường, tóc của một người sẽ mọc với tốc độ khoảng 6 inch (khoảng 15 cm) mỗi năm. Nếu bạn quan sát thấy tóc của mình vẫn không dài thêm được tí gì sau cả một khoảng thời gian dài thì có thể nó đã bị rụng. Tóc gãy rụng có thể được gây ra bởi sự chăm sóc không đầy đủ hoặc quá mức.

Chăm tóc quá mức và tạp kiểu quá nhiều khiến tóc bạn mất đi độ ẩm và tính đàn hồi. Từ đó, tóc trở nên khô và dễ gãy hơn rất nhiều.

4. Tóc chẻ ngọn

Người có mái tóc khô thường bị chẻ ngọn. Nếu tóc của bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng để cân bằng độ ẩm thì phần ngọn của tóc sẽ bắt đầu bị chẻ và dẫn đến gãy rụng.

Bạn không thể biến ngọn tóc bị chẻ trở lại bình thường bằng bất kì phương cách nào mà chỉ có thể cắt phăng nó đi mà thôi. Vì thế, hãy chăm sóc tóc thật cẩn thận để tránh chẻ ngọn và gãy rụng nhé!

5. Làm tóc thường xuyên

Các phương pháp điều trị hóa học và các sản phẩm nhà tạo kiểu sử dụng trong quá trình làm tóc đều có tác động lớn đến sức khỏe và sự phát triển của nó. Đồng thời việc tích tụ dầu và các sản phẩm trên da đầu có thể ngăn chặn các nang tóc phát triển.

Những kiểu tóc phức tạp cần phải chải chuốt hằng ngày sẽ khiến tóc bạn bị kéo thường xuyên từ đó dẫn đến yếu dần và gãy rụng. Ngoài ra, những hóa chất được sử dụng trên mái tóc của bạn còn có thể gây ra bệnh về da đầu dẫn đến tóc mỏng và ngừng phát triển vĩnh viễn.

6. Rụng tóc

Alopecia areata là một bệnh tự miễn. Trong đó hệ thống miễn dịch gây hại cho các tế bào trong nang tóc của bạn và khiến tóc rụng theo từng mảng. Các nhà khoa học tin rằng tình trạng này có thể là do di truyền và những người được chuẩn đoán mắc các bệnh như hen suyễn, hội chứng Down, thiếu máu và có các vấn đề về tuyến giáp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc và liệu pháp quang học thích hợp có thể điều trị tình trạng này.

7. Không tập thể dục và có chế độ ăn uống không lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng cho sự phát triển của tóc. Giống như cơ thể, tóc của bạn cũng cần đầy đủ vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng để phát triển. Trên thực tế, các bác sĩ khuyên mọi người nên dùng một số vitamin tổng hợp bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Sự thiếu hụt sắt, protein, kẽm, vitamin A hoặc biotin có thể làm suy yếu tóc của bạn, khiến nó bị hư tổn và gãy rụng. Tuy nhiên nếu bạn uống đủ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng nang tóc và tăng cường sức mạnh, bạn có thể ngăn ngừa rụng tóc và thúc đẩy tóc mọc khỏe mạnh.

Ngoài ra, việc giữ tâm trí thoải mái cũng làm nên điều kì diệu cho mái tóc của bạn.

8. Da đầu khô


Da đầu khô và tóc dễ gãy là dấu hiệu của tóc không khỏe mạnh. Thiếu độ ẩm hoặc mất cân bằng về độ ẩm trên da đầu sẽ khiến cho tóc bạn bị khô, dẫn đến gãy rụng và ngừng phát triển. Tình trạng khô da đầu kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển của nấm gây rụng tóc từng mảng. Do đó, bạn cần dưỡng ẩm tóc thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của lọn tóc.

9. Vấn đề về tuyến giáp

Sự bất thường trong việc sản xuất hormone của tuyến giáp cũng có thể tác động tiêu cực đến tóc của bạn. Cả suy giáp và cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc vì chúng ảnh hưởng đến chức năng và sự trao đổi chất trong cơ thể bạn.

10. Chế độ chăm sóc tóc kém

Một chế độ chăm sóc tóc không đúng cách có thể gây tác động tiêu cực lớn đến sự phát triển tóc của bạn. Gội đầu hằng ngày, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không theo chỉ định cùng các phụ kiện rất dễ làm hư tóc nên bạn cần thay đổi thói quen này nếu muốn tóc dày, dài và khỏe.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tất tần tật những lý do vì sao tóc của bạn lại chẳng thể “lớn lên” được nữa tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.