Trang ScienceAlert đưa tin, các nhà nghiên cứu đến từ ĐH. Princeton, Mỹ đã tập trung tìm hiểu về telomere, cấu trúc đặc biệt ở đầu mút nhiễm sắc thể nhằm đánh giá mức độ lão hóa tế bào ở trẻ. Họ phát hiện thấy, chiều dài telomere ngắn hơn trung bình 1,5% mỗi giờ khi các ấy ngủ vào ban đêm.
Theo Wikipedia, telomere là những cấu trúc đặc biệt được hình thành bởi các chuỗi TTAGGG lặp lại kế tiếp nằm ở phần đầu mút của nhiễm sắc thể. Trên người, chuỗi lặp lại của telomere có thể đạt từ 5.000 – 15.000 base. Cấu trúc này có nhiệm vụ bảo vệ chromosome, chống lão hóa tế bào và điều hòa gen.
Nghiên cứu được thực hiện trên 1.567 bạn, đều là 9 tuổi. Mặc dù nghiên cứu không dự đoán độ dài của telomere về sau này như thế nào, tuy nhiên nhóm khoa học khá lo lắng về tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các bạn ý khi lớn lên.
Telomere ngắn có liên quan đến khá nhiều chứng bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim và suy giảm nhận thức. Những bạn dù không biểu hiện những căn bệnh nguy hiểm đó nhưng đều được theo dõi trong dài hạn để xác định mối liên kết giữa bệnh tật và telomere ngắn.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: "Phát hiện này khá giống với những y văn gợi mở về những nguy cơ liên quan đến thời gian ngủ giảm làm gia tăng những căng thẳng sinh lý và sức khỏe yếu kém".
Telomere đóng một phần vai trò bảo vệ mã di truyền AND trong quá trình phân bào. Ngoài ra, telomere cũng giúp phát triển và chữa trị cho cơ thể. Những nắp nhiễm sắc thể này trở nên ngắn hơn sau mỗi lần phân bào, tái tạo ADN.
Ngủ ít dễ mắc nhiều chứng bệnh lão hóa về sau này.
Khi các tế bào không còn telomere, chúng sẽ ngừng hoạt động và chết hay nói cách khác, các AND sẽ không còn được bảo vệ khỏi đột biến. Lúc này cơ thể bắt đầu lão hóa và mắc hàng loạt các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên chưa có một công bố chính thức về việc telomere ngắn đi là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lão hóa. Trong khi đó, một số tế bào đặc biệt, bao gồm tế bào gốc có thể tự tái tạo telomere thông qua một enzym có tên telemerase.
Cần nhấn mạnh rằng, nghiên cứu trên không tạo ra áp lực đối với teen nếu chúng ngủ ít hơn mỗi đêm. Nhưng mối liên hệ giữa telomere ngắn và một số căn bệnh có thể là nguyên nhân khiến tuổi thọ sau này bị ảnh hưởng đáng kể.
Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu chưa xác định được một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và độ dài telomere. Thời gian ngủ của ấy trong nghiên cứu chỉ là thời gian do các mama chia sẻ, và chưa được kiểm chứng trên thực tế.
Trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào mối quan hệ giữa độ dài telomere và quá trình lão hóa tế bào ở teen. Tuy nhiên tại thời điểm này, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe vẫn là chúng ta nên đi ngủ sớm và đúng giờ.
Nghiên cứu hiện đã được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa danh tiếng của Mỹ.
Theo VnReview