Thói quen nghiện đồ uống có đường và hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng báo động ở tuổi dậy thì

Minh Hồng
Nhiều bạn mê nước ngọt đến mức dùng nó thay nước lọc mà không hề hay biết hàng loạt nguy cơ về sức khỏe tiềm ẩn.

Nước ngọt từ lâu đã trở thành thức uống ưa thích của nhiều bạn. Nước ngọt xuất hiện trong các bữa tiệc, liên hoan, chuyến dã ngoại hay cả trong bữa ăn hằng ngày. 

Không thể phủ nhận đồ uống có đường mang lại hương vị thơm ngon cùng cảm giác sảng khoái tức thì. Chẳng thế mà nhiều bạn gần như uống nước ngọt mỗi ngày, thậm chí còn sử dụng nước ngọt thay cho nước lọc. 

Nhưng mà "cái gì nhiều quá cũng không tốt", nếu sử dụng thường xuyên và quá mức, nước ngọt sẽ gây hại cho sức khỏe bạn đấy.

Thói quen nghiện đồ uống có đường và hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng báo động ở tuổi dậy thì - Ảnh 1

Nghiên cứu của Tiến sĩ Frank Hu cùng nhóm các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan Harvard (Boston, Mỹ) chỉ ra rằng, những người uống 1 - 2 lon đồ uống có đường (nước ngọt) mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 26% so với những người uống nó một lần mỗi tháng.

Nguyên nhân là do khi bạn uống nhiều nước ngọt, cơ thể không thể chuyển hóa toàn bộ đường trong đó thành năng lượng mà chắc chắn sẽ có đường dư thừa. Lượng đường dư thừa này buộc tuyến tụy phải sản sinh ngày càng nhiều insulin để xử lý, giảm hấp thụ glucose (đường) và dẫn đến tình trạng kháng insulin. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thói quen nghiện đồ uống có đường và hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng báo động ở tuổi dậy thì - Ảnh 2

Ngoài tiểu đường, nước ngọt còn là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì cùng hàng loạt tác hại khác:

Sỏi thận và các bệnh về thận: Lượng phốt phát, axit photphoric và caffeine trong nước ngọt, nước ngọt có ga là nguyên nhân chính làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này khiến canxi và axit oxalic không được cơ thể giữ lại cho quá trình phát triển xương mà trực tiếp đi xuống thận để bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu. Ở thận, 2 chất này dễ kết hợp thành sỏi, gây ra sỏi thận và các bệnh về thận.

Loãng xương: Chính vì làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, nước ngọt có thể gây ra tình trạng loãng xương sớm ở chúng mình; thấp bé, chậm phát triển trong độ tuổi dậy thì.

Bệnh gan và gút: Đường fructose trong nước ngọt đi qua gan được chuyển hóa thành các chất béo gọi là chất béo trung tính. Nó có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và kháng insulin. Fructose cũng có thể làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến bệnh gút.

Ngoài ra, việc uống quá nhiều, uống quá thường xuyên nước ngọt còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của chúng mình. Theo bài báo khoa học đăng tải trên The Journal of Pediatrics của Mỹ, những bạn trẻ uống hơn 4 lon nước ngọt 1 ngày thường xuất hiện các vấn đề về bạo lực, giảm tập trung gấp 2 lần so với bạn bình thường.

Không chỉ hạn chế uống nước ngọt, bạn cũng cần giảm lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể dùng nước lọc hoặc trà thay thế nước ngọt nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.