"Thủ phạm" quen thuộc gây ngộ độc từ trứng gà

Ngọc Nguyễn
Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng và tiện lợi, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, trứng có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc nguy hiểm.

Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella từ trứng

Trứng gà có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), một đợt bùng phát gần đây đã khiến ít nhất 65 người nhiễm bệnh tại 9 tiểu bang, trong đó có 24 người phải nhập viện. Trang trại Milo’s Poultry Farms ở Wisconsin đã buộc phải thu hồi toàn bộ sản phẩm của mình để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Salmonella là “thủ phạm” hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc quy mô lớn và bệnh tiêu chảy trên toàn cầu.

Làm thế nào trứng nhiễm khuẩn Salmonella?

Theo Phó Giáo sư Benjamin Chapman, chuyên gia an toàn thực phẩm tại Đại học bang North Carolina (Mỹ), vi khuẩn Salmonella thường nhiễm vào trứng từ bên trong cơ thể gà. Trong quá trình hình thành, vi khuẩn có thể xâm nhập vào buồng trứng, khiến trứng dù trông bình thường vẫn chứa vi khuẩn.

Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sau khi trứng được đẻ. Nếu gà nhiễm Salmonella, vi khuẩn này sẽ thải ra qua phân và bám vào vỏ trứng. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu trứng phải được rửa sạch trước khi bán. Tuy nhiên, ước tính vẫn có khoảng 1/10.000 đến 1/20.000 quả trứng bị nhiễm khuẩn.

CDC khuyến cáo rằng trứng nên được nấu chín hoàn toàn, đảm bảo cả lòng đỏ và lòng trắng đều cứng lại để giảm nguy cơ ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc Salmonella

Theo Mayo Clinic, triệu chứng ngộ độc Salmonella thường xuất hiện sau khoảng 12-72 giờ khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn. Các biểu hiện phổ biến bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh, và đau đầu. Đối với người khỏe mạnh, bệnh thường tự khỏi sau vài ngày đến một tuần.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời. Salmonella còn có thể gây các bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng động mạch, viêm nội tâm mạc và viêm khớp.

Nên đi khám bác sĩ nếu người bệnh có các dấu hiệu sau:

• Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày (đối với trẻ nhỏ là 1 ngày).

• Nôn mửa kéo dài hơn 2 ngày (trẻ sơ sinh là 12 giờ, trẻ nhỏ là 1 ngày).

• Có dấu hiệu mất nước (như ít đi tiểu, khát nhiều, chóng mặt, nước tiểu sẫm màu).

• Sốt trên 39°C.

• Phân có máu.

 

Để giảm nguy cơ nhiễm Salmonella, mọi người nên tuân thủ các biện pháp sau:

1. Mua trứng từ các cửa hàng bảo quản trứng trong tủ lạnh.

2. Bảo quản trứng ở nhiệt độ dưới 4,5°C.

3. Loại bỏ trứng bị nứt.

4. Nấu trứng chín hoàn toàn (lòng đỏ và lòng trắng đều phải đông lại).

5. Nấu các món trứng có thịt hoặc gia cầm ở nhiệt độ 74°C.

6. Nấu các món trứng không chứa thịt ở nhiệt độ 71°C.

7. Làm lạnh trứng và các món ăn từ trứng trong vòng 2 giờ sau khi chế biến.

8. Vệ sinh tay, đồ dùng và bề mặt tiếp xúc với trứng sống bằng xà phòng và nước.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết "Thủ phạm" quen thuộc gây ngộ độc từ trứng gà tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.

Cách xử lý nguồn nước sinh hoạt an toàn sau lũ lụt

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất,... lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ và tràn vào các công trình nước sinh hoạt chung như bể, giếng,...