Thuốc lá đang dần “giết chết” phổi của chúng ta thế nào?

Chi Đặng (Tổng hợp)
Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm trực tiếp vào máu, tích luỹ lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phình động mạch chủ, ung thư thực quản - thanh quản…

Thuốc lá – tác nhân gây ra hàng trăm căn bệnh trên hầu hết các bộ phận của cơ thể con người. Nhưng có lẽ ảnh hưởng nhất vẫn là lá phổi. Cũng giống việc rừng được ví như lá phổi xanh của Trái đất, việc ta hút thuốc lá cũng như việc ta chặt cây phá rừng. Chính chúng ta, chính những người hút thuốc đang tự đầu độc lá phổi của mình chỉ vì nghiện thuốc hay chỉ là mỗi giây phút muốn giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư thái đầu óc.

Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm trực tiếp vào máu, tích luỹ lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phình động mạch chủ, ung thư thực quản - thanh quản… Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng chung quy lại thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Phổi là cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Với nhiệm vụ vừa là nơi để trao đổi khí oxy – cacbonic, vừa là không gian để lưu trữ máu, ngoài ra phổi còn chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc một số độc tố.

Khi ta hút thuốc lá, phổi chính là cơ quan đầu tiên tiếp nhận lượng khói, khí độc vào cơ thể. Cũng chính phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ khói thuốc lá bởi hai hoạt chất chính là nicotine và hắc ín (nhựa thuốc). Nó làm thay đổi cấu trúc ở phổi, dẫn đến việc lấy oxy từ phổi bị giảm sút nặng nề, làm phá hủy phế nang, giảm tính đàn hồi của phổi dẫn đến việc trao đổi oxy giữa phổi và máu bị giảm mạnh. Khi tế bào tại các cơ quan bị thiếu oxy sẽ khó có thể hoạt động trơn tru, nhiều khi là không hoạt động được và trường hợp tồi tệ là chết tế bào. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh ung thư ngày một xuất hiện nhiều trên cơ thể người hút thuốc.

 

Lá phổi chuyển sang đen do hút thuốc lá trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Tất nhiên, cơ quan chịu tổn hại nặng nề nhất vẫn là phổi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt, giảm lượng mao mạch, đầu tiên là quá trình trao đổi chất không thể thực hiện một cách đầy đủ, cơ quan thiếu dưỡng chất đầu tiên là các nhu mô phổi, tình trạng này là hệ lụy cho các bộ phận khác không còn duy trì sự khỏe mạnh và chức năng hoạt động bình thường được.

Do ảnh hưởng của các độc tố, khi luồng khí hít vào thở ra bị cản trở hay co thắt tại chính khí quản hay ống dẫn khí. Người hút thuốc sẽ cảm thấy khó thở hơn, chất nicotine có trong thuốc lá sẽ làm tê liệt các lông mao. Thông thường, lông mao sẽ loại bỏ các chất hóa học, bụi bẩn ra ngoài bằng các hoạt động phối hợp nhịp nhàng. Khi lông mao không hoạt động, các chất độc sẽ tích tụ lại, dẫn đến tắc nghẽn phổi và ho. Điều này làm những người hút thuốc lá càng có nguy cơ mắc các bệnh như ho, viêm phế quản và các bênh nhiễm trùng phổi nặng hơn. Chính vì vậy, lá phổi của những người hút thuốc lá sẽ yếu hơn, dễ tổn thương hơn rất nhiều so với những người không hút.

Thống kê cho thấy rằng, 95% số trường hợp ung thư phổi là do thường xuyên hút thuốc lá. Ở nam giới thì việc hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn gấp 23 lần những người không bao giờ hút thuốc. Tương tự, phụ nữ hút thuốc sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn 13 lần so với phụ nữ khác.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thuốc lá đang dần “giết chết” phổi của chúng ta thế nào? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

5 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần kiểm soát tình trạng mỡ máu cao nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu tự nhiên, an toàn và dễ bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Chiều cao và những điều cần biết

Chiều cao bị ảnh hưởng rất lớn bới gen di truyền. Theo một số nghiên cứu, gen có thể ảnh hưởng tới 30-60% chiều cao tùy theo giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội, con cái cũng có nhiều khả năng cao lớn hơn so với trung bình.

Dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe trong kỳ thi

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng sẽ giúp học sinh phát huy tối đa năng lực trí tuệ và sức bền trong suốt thời gian ôn thi căng thẳng. Dưới đây là những mẹo dinh dưỡng quan trọng giúp đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi.