Tin GD hôm nay - Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học tập trong thời đại số

An Hảo
Tin GD hôm nay – theo PGS Lê Đức Ngọc: "Công cụ cốt lõi để đổi mới kiểm tra đánh giá thành quả học tập của người học là ngân hàng câu hỏi…”.

Tin giáo dục hôm nay, để có thể nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu trong thời đại 4.0, PGS Lê Đức Ngọc (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, giáo dục đại học trong thời đại 4.0 đã có nhiều thay đổi, mục tiêu của giáo dục là tạo nên nguồn nhân lực có năng lực đổi mới và sáng tạo tri thức.

Tin GD hôm nay - Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học tập trong thời đại số - Ảnh 1
PGS Lê Đức Ngọc (ĐHQG Hà Nội)

Để đạt được điều đó, chương trình giáo dục phải là tích hợp ngành để nguồn nhân lực có kiến thức rộng, mang tính tích hợp cao, trở thành công dân ICT, định hướng học suốt đời, đáp ứng nghề nghiệp có thể thay đổi và phát triển liên tục với công nghệ internet. Nhà trường là một hệ sinh thái giáo dục, là nơi chuẩn bị tiềm năng cho người học phát triển, đầu ra phải là những nhà sáng tạo và khởi nghiệp.

Tin giáo dục hôm nay, trong thời đại số, bản thân hoạt động kiểm tra đánh giá người học cũng cần đổi mới về cả mục tiêu, triết lý, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá.

PGS Lê Đức Ngọc nêu ra 4 vấn đề quan trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá học tập trong bối cảnh số.

Thứ nhất là đổi mới mục tiêu kiểm tra đánh giá: Trước đây, khi giáo dục là truyền thụ kiến thức, thì mục tiêu kiểm tra đánh giá là kết quả học tập (Assessment of learning). Ngày nay, khi giáo dục là rèn luyện phẩm chất và năng lực để chuẩn bị tiềm năng cho người học phát triển, thì mục tiêu kiểm tra đánh giá là để hỗ trợ cho việc học của người học. Thông tin bùng nổ, dạy không xuể, giáo dục là dạy cách học, cách kiến tạo kiến thức; giảng viên chỉ là người hướng dẫn. Do đó, coi kiểm tra đánh giá như một hoạt động dạy và học (Assessment as learning) mới nâng cao hiệu quả của hướng dẫn học.

Thứ hai là đổi mới triết lý kiểm tra đánh giá: Trước đây triết lý kiểm tra đánh giá là đánh giá sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng của người học, nên câu hỏi/đề thi chủ yếu hỏi kiến thức/kỹ năng đã nắm/đã thuộc đến mức độ nào. Ngày nay, do bản chất dạy học là dạy nhận thức (dạy cách tiếp thu kiến thức) và dạy tư duy (dạy suy nghĩ vận dụng kiến thức đã tiếp thu được), nên triết lý kiểm tra đánh giá là đánh giá năng lực nhận thức và năng lực tư duy của người học, câu hỏi đề thi lúc này nhằm vào đánh giá năng lực nhận thức và năng lực tư duy, qua một tình huống cụ thể nào đó, người học đạt đến mức độ nào nhận thức (phân tích, bình luận, đánh giá hay sáng tạo) và tư duy (hệ thống, phê phán hay sáng tạo) về tính huống đó.

Tin GD hôm nay - Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học tập trong thời đại số - Ảnh 1

Thứ ba là đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: Trước đây chủ yếu dùng câu hỏi/đề thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan. Ngày nay, giáo dục 4.0 gắn liền với công nghệ cao, cho phép không chỉ dùng các câu tự luận hay trắc nghiệm khách quan mà còn sử dụng mô tả tình huống một cách linh hoạt qua các loại tranh, ảnh, đồ hình, câu đố thực và ảo…để đánh giá phẩm chất (trí tuệ cảm xúc) và năng lực (nhận thức và tư duy) xác thực hơn.

Gần đây, để đánh giá năng lực trong tuyển chọn (người học, người làm việc theo mục đích khác nhau …) nhờ công nghệ 4.0 đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm thích ứng qua máy tính (Computerized Adaptive Testing), nghĩa là câu hỏi ban đầu đưa ra được xác định mức năng lực cho trước, nếu đạt ngay thì câu hỏi tiếp theo trong cuộc thi sẽ đòi hỏi ngay mức năng lực cao hơn mức trước, cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi đạt tới giới hạn nào đó thì dừng, do đó cuộc thi không cần tốn thời gian và nhanh chóng xác định được chính xác mức năng lực người dự tuyển để quyết định tuyển hay không tuyển.

Thứ tư là đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá: Trước đây kiểm tra viết qua các câu hỏi chủ yếu ở mức nhận thức, tư duy thấp (nhớ, hiểu, áp dụng) nên không cho mở tài liệu; ngày nay câu hỏi chủ yếu hỏi nhận thức bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo) nên cho truy tìm tài liệu để làm bài.

Trước đây thi vấn đáp bằng câu tự luận chấm thiếu chính xác và khách quan thì ngày này thi vấn đáp bằng câu trắc nghiệm, đánh giá ngẫu nhiên tức thời và trực tiếp nên chính xác đồng thời về phẩm chất và năng lực, lại khách quan hơn.

Nếu trước đây kiểm tra đánh giá theo bài làm cá nhân thì ngày nay kiểm tra đánh giá chủ yếu thông qua nhóm, để rèn luyện được năng lực hợp tác, chia sẻ được nhận thức và tư duy, giúp san bằng tri thức, chống phân hóa trình độ giữa người học với nhau.

Trước đây trọng số chỉ dồn cho bài thi cuối kỳ, thiếu chính xác và khách quan; ngày nay kiểm tra đánh giá qua hồ sơ học tập (qua các sản phẩm học tập trong quá trình học học phần) nên chính xác và khách quan hơn.

“Công cụ cốt lõi để đổi mới kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học viên là ngân hàng câu hỏi tự luận và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”, Phó Giáo sư Lê Đức Ngọc khẳng định.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tin GD hôm nay - Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học tập trong thời đại số tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.