Trái đất của chúng ta đang mất dần những gì?

Đinh Mai
Nếu bạn đang nghĩ rằng Trái Đất của chúng ta vẫn đang rất “ổn” sau từng ngày. Nhưng nếu nhìn vào những thực trạng đang diễn ra trên trái đất, bạn sẽ phải suy nghĩ lại đấy nhé!

Ngày Trái đất năm 2018 là kỷ niệm lần thứ 48 kể từ khi sự kiện này ra đời vào năm 1970. Vào ngày này, rất nhiều các hoạt động được tổ chức trên khắp thế giới nhằm tuyên truyền nhận thức cho mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Ngày Trái đất năm nay diễn ra vào 22/4, với chủ đề "Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa".

Theo đó, Trái đất vẫn còn quá nhiều vấn đề cần bàn thảo. Brad Plumer và Joseph Stromberg - 2 cây viết kỳ cựu của tạp chí VOX đã chỉ ra những vấn đề của Trái đất - hành tinh sống của chúng ta:

Câu chuyện rác thải nhựa đang ngày càng tệ hại hơn

Một trong những câu chuyện đen tối nhất về môi trường ở thời điểm này của năm 2018 có lẽ là về chú cá nhà táng nặng 6 tấn, chết vì nuốt phải hơn 30 cân rác trong bụng.

Rõ ràng, rác nhựa đang trở thành một cuộc khủng hoảng ở phạm vi toàn cầu, với những con số ngày càng đáng báo động. Năm 2015, các chuyên gia nhận định, có khoảng 4,8 đến 12,7 triệu khối rác đã lọt ra ngoài đại dương mỗi năm. Và dự đoán đến năm 2050, số rác ngoài đại dương còn nặng hơn tổng số cá trong đó.

Rác nhựa là nguyên liệu tổng hợp, rất khó bị phân hủy. Phải cần hàng chục, thậm chí hàng trăm năm để tự nhiên có thể giải quyết một chiếc túi nhựa. Vậy mà 32% số rác nhựa của chúng ta đang lẩn khuất vào thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống và gây nguy hiểm cho các loài sinh vật biển. Thậm chí, chúng còn chui cả vào dạ dày của chúng ta nữa.

Năm 2017, nghiên cứu của Orb Media - một tổ chức phi lợi nhuận đã chỉ ra tới 83% mẫu nước đóng chai thu thập bị nhiễm hạt nhựa. Thậm chí trong năm nay, tới 93% mẫu nước - bao gồm cả những hãng lớn cũng bị nhiễm.

Chúng ta đã mất đi con tê giác trắng Bắc phi đực cuối cùng

Ngày 22/4/2017, Sudan - chú tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng vẫn còn sống. Nhưng ở thời điểm này, chú đã đi xa quá rồi. Cái chết của Sudan gần như đã đẩy loài tê giác trắng Bắc Phi vào cảnh tuyệt chủng, vì hiện tại chỉ còn 2 cá thể cái trong loài mà thôi. Và đây không phải là loài duy nhất lâm vào cảnh này.

Tháng 12/2017, Cục quản lý thiên nhiên hoang dã Mỹ đã xác nhận marstonia - một loài sên nước ngọt siêu nhỏ tại Georgia - đã tuyệt chủng. Nguyên do đến từ việc con người quá lạm dụng nước cho nông nghiệp, và nạn ô nhiễm môi trường.

Cũng trong năm ngoái, dơi Pipistrelle trên Đảo Giáng sinh (Úc) đã Hội bảo tồn Thiên nhiên được đưa vào danh sách tuyệt chủng, cùng 3 loài thằn lằn khác.

Băng đá tại Greenland đang tan quá nhanh

Băng tại Greenland - một trong những hòn đảo quanh năm phủ tuyết của phương Bắc - đang tan với tốc độ ngoài sức tưởng tượng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày một đáng quan ngại.

Theo NOAA (Đoàn Ủy nhiệm quản trị khí quyển và đại dương quốc gia) khu vực này đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn gấp đôi so với tốc độ trung bình trên hành tinh này. Đây là tốc độ băng tan nhanh nhất trong hơn 1.500 năm qua.

Nếu như băng tại Greenland tan hết, mức nước biển toàn cầu được dự đoán sẽ tăng thêm 6m. Đó là một con số khủng khiếp, vì sẽ có rất nhiều vùng đất trên thế giới bị nhấn chìm hoàn toàn.

Quá tải khí thải

Khí thải của một nhà máy sản xuất điện từ than đá tại Anh bốc lên thành những cột khói lớn gây ô nhiễm trên diện rộng.

Gấu trắng chết vì kiệt sức trên đường đi về hướng bắc, tìm kiếm nguồn thức ăn. Bức ảnh chụp tại vùng vịnh phía Tây Svalbard, Na Uy. Tình trạng đóng băng kéo dài tại đây khiến số lượng nhiều loài động vật giảm mạnh do không thích nghi được với môi trường, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái.

Khả Ngân

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trái đất của chúng ta đang mất dần những gì? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.