Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816

Minh Hồng
Nhiều bạn than thở mùa hè sao mà nóng nực thế và chỉ chẳng còn mùa hè. Nhưng nếu không còn mùa hè, Trái Đất sẽ ra sao?

Năm 1816, con người từng trải qua một năm không có mùa hè, mùa màng bị phá hủy và 70.000 người thiệt mạng. Chuyện gì đã xảy ra khi ấy?

Ngày 10/4/1815, núi Tambora - ngọn núi cao nhất đảo Sumbawa ở Indonesia đột nhiên phát nổ, phun ra dung nham nóng chảy, khói bụi dày đặc và các hòn đá có đường kính lên đến 20cm.

Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 - Ảnh 1
Phun trào núi Tambora 

Theo chỉ số nổ núi lửa, vụ nổ Tambora được xác định nằm ở thang 7, nghĩa là cực kỳ nguy hiểm. Ước tính đã có hơn 140 tỷ tấn mắc ma được phun ra từ thảm họa tự nhiên này.

Vụ nổ đã gây ra sóng thần với chiều cao trung bình từ 4-5m, gây thiệt hại trên một vùng đất đai rộng lớn. Toàn bộ làng Tambora bị xóa sổ do hàng loạt nguyên nhân như từ dung nham nóng chảy, sóng thần, lốc xoáy xảy ra sau vụ nổ.

Vụ nổ cũng khiến một cột khói khổng lồ chứa hàng tấn tro bụi và khí SO2 (sulphur dioxide) bốc lên cao tới 43km, chạm tới tầng bình lưu. Theo NASA, khói bụi từ vụ nổ bay xa ít nhất 1.300 km về phía Tây Bắc.

Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 - Ảnh 3
Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào

Nhưng điều kinh khủng nhất do ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa Tambora lại không phải những thứ xảy ra trong năm đó, mà là hiện tượng giảm nhiệt trên toàn cầu vào năm kế tiếp.

Đây là hiện tượng tự nhiên được các nhà sử học gọi là "Năm Không Có Mùa Hè" mỗi khi họ đề cập tới.

Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 - Ảnh 2

Năm 1916 – năm không có mùa hè

Vụ nổ đã khiến tro bụi của núi lửa bao phủ một vùng rộng lớn đất đai, phá hủy cây trồng, giết chết vật nuôi và làm ô nhiễm nguồn nước. Không chỉ thế, lớp tro dày còn che Mặt Trời khiến mùa hè biến mất.

Năm 1920, nhà khí hậu học người Mỹ William J Humphreys lần đầu tiên đưa ra lời giải thích chi tiết cho hiện tượng này. Ông cho rằng vụ phun trào đã thổi tro bụi vào tầng bình lưu.

Sau đó, gió đã thổi tung tro bụi ra toàn thế giới. Đám mây bụi này tạo ra một mặt phẳng, có tác dụng phản chiếu lại nhiệt lượng từ Mặt Trời. Tuyết màu nâu đỏ rơi ở Hungary và Italy được cho là do tro núi lửa lẫn trong khí quyển.

Thảm kịch được ghi nhận đã xảy ra bắt đầu vào cuối năm 1815, đầu năm 1816, khi mùa xuân không đến, mùa đông kéo dài khiến nhiệt độ xuống thấp. Có tài liệu ghi lại rằng thời điểm này lạnh đến mức chim chết ngay khi đang bay, có thể do nhiễm lạnh hoặc chết vì đói.

Đến tận tháng 5/1816, nhiều khu vực trên thế giới vẫn còn băng giá thậm chí tới tận tháng 6 và tháng 7, băng tuyết vẫn rơi tại Appalachian và New England (Mỹ).

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến năng suất cây trồng nhiều nơi giảm tới 90%, giá các mặt hàng thiết yếu tăng chóng mặt ở cả Mỹ và khắp châu Âu tới tận năm 1817, 1818. Năm 1816 đã trở thành "Năm đói nghèo" của Mỹ.

Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 - Ảnh 4
Nhiều khu vực phương Tây xuất hiện băng giá trong mùa hè

Còn tại Trung Quốc, gió mùa đến quá mạnh, gây lũ lụt trầm trọng. Ở Ấn Độ, những cơn gió ẩm không xuất hiện, gây các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt trầm trọng, vi khuẩn tả đột biến thành dạng khác, có khả năng thích nghi cao hơn khiến cho dịch bệnh lan truyền. Sự kiện này chính là nguyên nhân mà khuẩn tả đe dọa loài người đến tận hôm nay.

Trong khi đó, tại Bắc Cực, nhiệt độ bất ngờ lại ấm lên, khiến băng giá tan chảy, tạo thành lối thông Tây Bắc (Northwest Passage) giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 - Ảnh 5
 Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh việc để lại hậu quả nặng nề, vụ phun trào của núi lửa Tambora cũng góp phần tạo nên những dấu ấn quan trọng trong khoa học và nghệ thuật.

Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851) - một danh họa nổi tiếng người Anh.

Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 - Ảnh 6

Tại châu Âu, giá yến mạch - được dùng làm thức ăn cho ngựa đã tăng vọt khiến nhà phát minh người Đức Karl Drais tạo ra một dạng phương tiện giao thông không cần sức ngựa, là xe đẩy chân. Phát minh này được coi là cơ sở dể chiếc xe đạp ngày nay ra đời.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trái Đất đã từng ra sao khi “không có mùa hè”? Cùng ngược dòng thời gian trở về năm 1816 tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.

Tưởng vậy mà không phải vậy

Có những điều chúng ta vẫn mặc định từ trước đến giờ về một số loài vật mà không hề biết rằng, đó thực ra chỉ là… những lầm tưởng.

Những khuôn mặt siêu biểu cảm

Không cần thêm một dòng bình luận nào, tự những bức ảnh trên hai trang báo này đã nói lên tất cả. Chúng mình cùng ngắm ảnh và cùng cười thật sảng khoái nha các bạn!