Trào lưu trà sữa và mối nguy tiềm ẩn

ducthuan
Hiện nay, trà sữa là một trong nhiều món ăn vặt các bạn dễ dàng mua trên vỉa hè, dọc đường… với giá thành siêu rẻ.

Mới đây, một bé gái 14 tuổi ở tỉnh Khánh Hoà phải cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM trong tình trạng bị viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, tổn thương đa cơ quan. Người nhà nghi ngờ bé bị ngộ độc do uống trà sữa không rõ nguồn gốc. Sự việc này như một lời cảnh tỉnh đến những người là “tín đồ” của món đồ uống này.

Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào thẩm định tác hại của trà sữa, tuy nhiên trong trà sữa cũng tiềm ẩn một số mối nguy.

Trà sữa là sản phẩm đồ uống pha chế sẵn không cồn, dễ uống và phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì không giống như cà phê, nước tăng lực hay các loại đồ uống có cồn, trà sữa không bị quá kích thích. Các nhà khoa học cũng chứng minh, chất ngọt – thành phần không thể thiếu trong trà sữa giúp tinh thần con người trở nên phấn chấn hơn. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường sữa được tiêu thụ đều đặn hàng ngày cũng đều không tốt cho sức khỏe nói chung. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường sữa có thể khiến tăng cân, béo phì, thừa canxi dẫn đến sỏi thận…

Có thể dễ dàng mua trà sữa ở bất cứ đâu, tuy nhiên, các bạn cũng nên chọn các cơ sở có uy tín. Ảnh minh họa

Trà sữa có chất Caffeine (Caffeine là một chất kích thích tự nhiên thường có trong cây trà, cà phê và ca cao). Chất này hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi. Một số người có cơ địa mẩn cảm với chất này, nếu sử dụng chất này sẽ gây mất ngủ, chóng mặt, nôn ói.

Để có 1 ly trà sữa trông hấp dẫn như thế, thành phần thông thường gồm các nguyên liệu cơ bản gồm trà, bột sữa, trân châu, hương liệu,..

Trong đó, trà (bột trà, trà túi lọc, trà lá hoặc các loại trà thông dụng để pha trà sữa bao gồm: hồng trà, lục trà, trà Ô long); Bột sữa: Trong khi sữa đặc hay sữa tươi làm át vị trà, khó uống, thì bột sữa giúp làm tôn vị trà, mà vẫn ngậy vị sữa. Bột sữa có thành phần giống kem topping; Trân châu: Làm từ bột năng. Loại trân châu hay gặp nhất là trân châu caramel; Hương liệu: Hương liệu thêm vào trà trân châu có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột nhão hoặc siro.

Ở TPHCM mọi người dễ dàng mua nguyên liệu làm trà sữa tại Chợ Bình Tây hoặc các chợ truyền thống khác. Thành phần trà sữa hiện nay vẫn còn nhiều nơi bày bán không rõ nguồn gốc, nhất là bột sữa. Các chất hương liệu, chất phụ gia nếu có trong danh mục các chất được sử dụng chưa được đảm bảo về hàm lượng trong ngưỡng cho phép cũng như khuyến cáo về liều lượng sử dụng. Các hạt trân châu khó hấp thu, chưa được tiêu hóa cũng là một trong những mối nguy tiềm ẩn.

Do đó, trong công tác quản lý an toàn thực phẩm thì việc kinh doanh đồ uống trà sữa cũng được quản lý giống như các loại hình kinh doanh sản xuất thực phẩm khác. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu: Cơ sở phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sản phẩm phải được công bố phù hợp quy định và thường xuyên được kiểm nghiệm định kỳ theo quy định. Đối với các cơ sở kinh doanh trà sữa dùng ngay: phải chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Nguyên liệu pha chế trà sữa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phải có giấy công bố phù hợp theo quy định và giấy kết quả xét nghiệm định kỳ.

Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm. Đối với người sử dụng trà sữa nên chọn các cửa hàng có uy tín.

Theo Tầm Nhìn (tiêu đề đã được TNTP đặt lại)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trào lưu trà sữa và mối nguy tiềm ẩn tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.