Đồ ăn dần trở nên khan hiếm trong khi dân số thế giới không ngừng tăng lên. Điều đó khiến chúng ta phải định hình lại những gì mình sẽ ăn trong tương lai. Và thật may mắn là sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp thực phẩm sẽ giúp con người giải quyết vấn đề này.
1. Bong bóng nước thay thế chai nhựa
Những bong bóng nước với tên gọi "Ooho" là nước tinh khiết được đặt trong những viên nén chiết xuất từ tảo biển. Không giống chai nhựa, những bong bóng này có thể tự phân hủy trong 4 – 6 tuần mà không gây ảnh hưởng tới môi trường. Bạn hoàn toàn có thể ăn những bong bóng này hoặc tách một lớp vỏ mỏng bên ngoài ra để uống nước bên trong.

2. Thịt "trồng" trong phòng thí nghiệm
Mặc dù còn nhiều vấn đề gây tranh cãi về việc ăn thịt động vật nhưng con người vẫn không thể sống thiếu thịt. Và điều này có thể sẽ được giải quyết bằng cách nuôi cấy nhân tạo tế bào bắp trâu bò. Năm 2013, chiếc burger công nghệ cao đầu tiên đã được tạo ra với giá thành 325.000 USD (khoảng 7,4 tỷ đồng). Hiện, các nhà khoa học đang cố gắng giảm giá thành sản phẩm, hy vọng có thể bán ra thị trường với mức giá hợp lý.

3. Cà phê không màu giúp răng không bị xỉn
Nếu bạn không thể sống thiếu cà phê, đây sẽ là giải pháp rất hữu ích dành cho bạn. Sử dụng công nghệ độc đáo, một công ty ở Anh đã sáng tạo nên cà phê không màu với hương vị và lượng caffeine như cà phê bình thường mà không làm hại đến men răng.

4. Đồ ăn in 3D
Máy in 3D có thể tạo ra các vật thể từ nhựa, kim loại và chúng cũng có thể in ra… đồ ăn. Chloe Rutzerfeld - nhà thiết kế người Hà Lan đã đưa ra ý tưởng in những chiếc bánh bằng đất có thể ăn được với bên trong là nhiều loại hạt. Sau một vài ngày, những loại hạt này sẽ bắt đầu phát triển và tạo thành các lỗ trên miếng bánh. Dù vậy, ý tưởng này vẫn còn đang nằm trong giai đoạn thai nghén.

5. Bánh mì tím hỗ trợ tiêu hóa
Đây là một sản phẩm do các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore phát triển, với tốc độ tiêu hóa chậm hơn 20% so với bánh mì trắng. Bởi vì thành phần chủ yếu là các chất chống oxy hóa từ gạo đen, khiến cho bánh mì có màu này.

6. Cá, hải sản giả
Không chỉ thịt mới có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm mà chúng ta còn có thể làm điều đó với cá, hải sản.

Năm 2002, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Touro đã thành công tạo ra một miếng phile bằng cách nhỏ các cơ của cá vàng vào huyết thanh thai bò. New Foods cũng thành công tạo ra tôm giả được làm từ tảo và đang hoàn thành các "công trình" liên quan đến cua giả.