Trung thu và những điều không phải ai cũng biết

Minh Hồng
Một mùa Trung thu nữa sắp tới, mời bạn cùng tìm hiểu về Trung thu tại một số nơi trên thế giới nào!

 

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 1

Các kiểu dáng của bánh Trung thu
Qua thời gian, bánh Trung thu được phát triển với nhiều hình dáng, nguyên liệu khác nhau và được chu du khắp các lục địa.

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 2

Các nước trên thế giới tổ chức lễ Trung thu ra sao?

Nhiều nước châu Á coi lễ Trung thu quan trọng thứ 2 sau Tết Nguyên đán. Tuy vào điều kiện lịch sử, văn hoá khác nhau, các nước sẽ có cách tổ chức Trung thu riêng.

Trung Quốc

Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc. Các hoạt động trong đêm trăng rằm tại quốc gia này khá giống Việt Nam, gia đình sẽ quây quần bên nhau vừa ngắm trăng vừa ăn bánh Trung thu và bưởi.

Ngoài ra, có một số hoạt động vui chơi khác như đoán câu đố trên đèn lồng, thả đèn trời, uống một vài ly rượu thơm hoặc ngắm thủy triều ở các vùng ven biển.

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 3

Hàn Quốc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn được gọi là Ngày Lễ Tạ ơn hoặc Chuseok, đây là ngày lễ lớn nhất nước này và là dịp để đoàn viên. 

Con cháu từ các nơi sẽ tụ họp về, thắp hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tranh thủ dọn dẹp phần mộ gia tiên. 

Trong dịp sum họp gia đình, mọi người sẽ thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh gạo Songpyeon, bánh Hangwa, súp khoai môn và rượu gạo. Ngoài ra, con cháu cũng tặng ông bà những món quà thiết yếu như dầu ăn, dụng cụ nấu ăn, thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm dinh dưỡng như nhân sâm Hàn Quốc.

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 4

Nhật Bản

Tết Trung thu còn được gọi là Lễ hội Tsukimi hoặc Otsukimi ở Nhật Bản. Vào đêm trăng rằm, người dân sẽ dâng bánh Tsukimi Dango, trái cây, rượu và khoai môn lên Mặt Trăng để cầu mong một mùa màng bội thu. 

Nhà cửa được trang trí bằng cỏ pampas màu trắng bạc, được cho là biểu tượng của Thần Mặt Trăng - người canh giữ mùa màng. Người ta cũng tin rằng cỏ pampas có thể xua đuổi tà ma.

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 5

Việt Nam

Tại nước ta, Tết Trung thu được coi là ngày hội dành cho chúng mình đấy. Vào ngày này, chúng mình được bố mẹ mua đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn lồng cá chép,… sau đó được cắm trái, rước đèn, phá cỗ, xem biểu diễn văn nghệ,…

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 6

Hong Kong

Không giống với các quốc gia trên thường tổ chức vào đúng rằm tháng 8, người dân Hong Kong tổ chức Tết Trung thu một ngày sau ngày chính thức để họ có thể ngủ tiếp sau một đêm vui chơi. Tương tự như Malaysia và Singapore, người dân thích ăn và tặng bánh Trung thu, chơi đèn lồng và xem múa lân hoặc múa rồng.

Ngoài ra, một số gia đình sẽ cùng nhau tổ chức tiệc nướng và mời thêm bạn bè tham dự. Bến du thuyền Kai Tak, khu vườn trên cao lớn nhất ở Hồng Kông là địa điểm lý tưởng để người dân ngắm trăng trong đêm trăng rằm.

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 7

Thái Lan

Một trong những món ăn phổ biến nhất trong Tết Trung thu ở Thái Lan là bánh hình quả đào. Vào dịp lễ này, các gia đình tụ tập để cầu trăng, thưởng thức bữa ăn ngon cùng nhau và trao nhau những lời chúc. Người dân cũng ăn và tặng bánh trung thu hoặc trái cây, đặc biệt là bưởi tròn, cho gia đình và bạn bè.

Ăn bánh Trung thu bao lâu nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của loại bánh này  - Ảnh 8

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trung thu và những điều không phải ai cũng biết tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.