Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy môn Tập làm văn

Phan Thoa
“Một trong những phương pháp dạy Văn miêu tả mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy văn lớp 4, lớp 5 chính là dạy bằng sơ đồ tư duy”, cô Lê Thị Hồng An – giáo viên Trường tiểu học Thành Công A (Hà Nội) cho biết

Theo cô Lê Thị Hồng An, đấy chính là công cụ, là bí quyết để giúp cho học sinh tiểu học nhanh tiến bộ trong viết văn. Khi lập sơ đồ các em sẽ dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của đề bài, có thể tập trung suy nghĩ những chỗ khó, dễ dàng hình dung bố cục của bài văn.

Không những vậy, sơ đồ tư duy còn giúp cho các em giải tỏa áp lực trong giờ học văn, khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn, đồng thời mang đến cho các em niềm hứng thú thông qua biến những kiến thức thành hình ảnh sống động theo sự sáng tạo của các em.

Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy lược đồ tư duy... là hình thức ghi chép nhầm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.

Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “ thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng.

Do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh).

Ngoài ra theo cô Lê Thị Hồng An, có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kỳ... Để cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì giáo viên phải giảng lý thuyết như trên.

Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư duy đơn giản. Với học sinh tiểu học, giáo viên chỉ có thể vẽ và viết trên những mô hình đơn giản dễ đọc dễ hiểu dưới đây:

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta dễ dàng hình dung quá trình cấu tứ bài văn, hiểu rõ mạch tư duy trong viết văn, nắm bắt được trình tự hành văn, nắm vững được các dạng thức và phương pháp viết các thể văn khác nhau, từ đó nhanh chóng học được cách viết văn.

Cụ thể chúng ta có thể viết được bài văn theo quy trình như sau:

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy môn Tập làm văn tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).