Về với vùng đất xanh Đường Lâm

Thành Nam
Một nhóm các các giảng viên và hơn 30 học viên đã có chuyến dã ngoại đến làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Thông qua chuyến đi, các bạn học sinh, sinh viên đã có dịp tìm hiểu về lịch sử, văn hóa nơi đây cũng như sản xuất các ấn phẩm truyền thông tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa.

Xuyên không về thời phong kiến

Điểm đến đầu tiên của đoàn là Đình Mông Phụ. Đình có kiểu dáng kiến trúc chữ Đinh (T), quy mô to lớn, hoành tráng, chạm khắc tinh xảo. Đình thờ Thành Hoàng Đức Thánh Tản. Ngày mồng 10 tháng Chạp âm lịch hằng năm là ngày chạp Thánh.

Trải qua trên bốn thế kỷ đất nước có nhiều đổi thay, song Đình Mông Phụ vẫn được nhà nước và nhân dân giữ gìn, tôn tạo và phát triển. Hằng năm, lễ hội khai xuân được tổ chức tại đình từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch.

Trước sự háo hức của các học sinh, sinh viên khi tham quan đình, người dân ở đây cũng niềm nở giới thiệu về di tích. Bà Dương Thị Lan, thôn Mông Phụ, làng Đường Lâm, thị xã Sơn Tây cho hay: “Ở đây có một điều rất đặc biệt, khi đi tất cả các ngõ, du khách sẽ quay về đúng sân đình và không bao giờ bị lạc”.

Ngoài ra, đoàn tham quan cũng đến thắp hương tại Đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Lăng mộ vua Ngô Quyền. Đường Lâm đã sản sinh ra hai vị vua lẫy lừng trong lịch sử mà làng cổ này được mệnh danh là vùng đất hai vua.

Về với vùng đất xanh Đường Lâm - Ảnh 5
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Đường Lâm

Tác nghiệp thực tế

Trong các buổi học trước, học viên đã được cung cấp kỹ năng kể chuyện bằng video, làm podcast, chụp ảnh và thiết kế đồ hoạ. Chuyến đi này là dịp để các học sinh, sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất các ấn phẩm truyền thông.

Khi tác nghiệp ngoại cảnh, ngoài nắm vững lý thuyết, học viên còn phải rất linh hoạt trong các tình huống thực tế để thích nghi với môi trường. Chuyến dã ngoại diễn ra dưới thời tiết nắng nóng và thời gian di chuyển dài. Vì vậy, các bạn trẻ phải tìm cách bảo quản thiết bị cũng như tự bảo vệ sức khỏe.

Chị Lê Tường Vân - Sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình đi xa như vậy để tác nghiệp. Ban đầu, mình thấy hơi mệt vì say xe nhưng thấy mọi người đều nhiệt tình tìm đề tài, chụp ảnh, ghi chép,... mình cũng hào hứng theo. Hơn nữa, Đường Lâm vốn có không khí trong lành, thoáng đãng nên sau khi xuống xe, mình cảm thấy dễ chịu hơn nhiều”.

Một chuyến đi xanh

Ngay khi vừa đến cổng làng, đoàn tham quan quyết định dùng xe điện để di chuyển nhằm giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi, giữ gìn vẻ trong lành, nguyên sơ cho ngôi làng. Các học viên tỏ ra thích thú khi không gian nơi đây vô cùng yên tĩnh, khác hẳn với nội thành đông đúc.

Thật trùng hợp, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Phóng viên điều tra báo điện tử Dân Việt) cũng là cư dân của Đường Lâm. Trong ngôi nhà cổ ấm cúng, anh đã có buổi gặp gỡ thân mật và chia sẻ chuyên môn rất thú vị với các bạn trẻ. Nhà báo cho biết, làng cổ Đường Lâm vẫn vướng phải “bi kịch” khi là “sân sau” của Hà Nội. Bởi lẽ, rất nhiều người dân nội thành chọn đến đây vào cuối tuần để tham quan, du lịch. Tuy nhiên, họ vô tình để lại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Trong suốt chuyến đi, các học viên đã chủ động mang theo bình nước cá nhân nhằm giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần. Sau một số buổi học, giờ đây, lối sống xanh đã dần trở thành một phần không thể thiếu đối với các bạn học sinh, sinh viên trong đoàn.

 

Bài: Võ Nguyễn Trà My, Ảnh: Lê Tường Vân

(Sinh viên Học viện Ngoại giao)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Về với vùng đất xanh Đường Lâm tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Gieo hạt mầm nhân ái

Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – ...

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Các loài gà quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (thuộc địa phận các huyện Quan Hóa và Mường Lát,Thanh Hóa) đang triển khai dự án khoa học 'Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài Gà nguy cấp, quý hiếm thuộc họ Trĩ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.'

Trải nghiệm Tết Việt với sắc thái văn hóa Kinh Bắc

Sáng 23 tháng Chạp (ngày 14/1/2023), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc với các hoạt động trình diễn: dựng cây nêu, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, hát quan họ, trình diễn chạy ró, kéo dây lấy lửa, viết thư pháp, chơi các trò chơi dân gian gắn với Tết… để phục vụ học sinh trên địa bàn Hà Nội.