Khi nhắc tới động vật đặc trưng ở sa mạc, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới lạc đà. Vì sao lạc đà có thể sống ở nơi khắc nghiệt như vậy, cơ thể chúng có cấu tạo thế nào để thích nghi?
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng những chiếc bướu nhô cao trên lưng lạc đà là nơi chúng trữ nước nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai. Thực tế, bướu lạc đà chỉ chứa toàn mỡ thôi, nước được dự trữ trong máu của chúng.

Trong khi các loài động vật có vú khác có tế bào máu hình cầu, lạc đà lại có hình bầu dục. Điều này giúp chúng có thể trôi dễ dàng qua thành mạch dù bị mất nước và có thể hấp thu rất nhiều nước mà không bị đứt vỡ mạch máu. Chúng có thể sống tới 7 ngày mà không cần uống nước.
Sống ở sa mạc khô nóng nên lạc đà cũng có biện pháp để tự bảo vệ mình trước điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Lạc đà có thể uống tới 114 lít nước trong một lần. Chúng toát mồ hôi rất ít, không đi tiểu nhiều, chất thải cũng rất khô. Ngoài ra, để nước không bị bay hơi, lạc đà sẽ đóng chặt lỗ mùi mình lại và phản xạ với ánh nắng mặt trời qua bộ lông.

Trong khi đó, bướu là kho dự trữ năng lượng của lạc đà, chứa axit béo no, có nhiệt độ trên 80 độ C, nên dù dưới ánh mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra.
Bất cứ khi nào nguồn thức ăn khan hiếm hoặc thời tiết quá khắc nghiệt, lạc đà sẽ dùng nguồn năng lượng này để tồn tại. Khi ấy, phần da lạc đà sẽ co lại còn cái bướu xẹp đi.