Vì sao mũi của người Việt thấp mà của người Tây lại cao ơi là cao?

Minh Hồng
Đã bao giờ bạn ngậm ngùi “ghen tị” khi nhìn thấy các bạn người nước ngoài ai cũng sở hữu chiếc mũi cao và thon gọn trong khi mũi mình lại thấp và khá bự chưa?

Nhiều người cho rằng, dáng mũi là do di truyền, vì mũi bố mẹ thấp nên mũi con cái cũng thấp theo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, không phải yếu tố di truyền, thời tiết mới là thứ quyết định điều đó.

Cuối những năm 1800, nhà nhân loại học, nhà giải phẫu Arthur Thompson đã có ý nghĩ, hình dáng mũi có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu.

Ông tiến hành nghiên cứu dựa trên những phép đo từ hộp sọ người và đưa ra kết luận: người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, rộng; ngược lại, người sống tại vùng khí hậu lạnh khô có mũi cao và hẹp hơn.

Vì sao mũi của người Việt thấp mà của người Tây lại cao ơi là cao? - Ảnh 2

Trong nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Di truyền học PloS Genetics, do nhóm nhà di truyền học Arslan Zaidi thuộc Đại học Pennsylvania cùng các chuyên gia đến từ Mỹ, Ireland và Bỉ - họ đã nắm bắt được nhiều khía cạnh trong mối liên hệ giữa hình dáng mũi và khí hậu. 

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh khuôn mặt 3D của 476 tình nguyện viên đến từ các vùng miền với các kiểu khí hậu khác nhau: Nam Á, Đông Á, Tây Phi và Bắc Âu để đo chiều rộng, khoảng cách lỗ mũi, chiều cao, chiều dài mũi.

Vì sao mũi của người Việt thấp mà của người Tây lại cao ơi là cao? - Ảnh 1

Ông Zaidi cho biết, kích thước và chiều rộng của mũi có liên quan với nhiệt độ và độ ẩm của khu vực sinh sống. Chẳng hạn, người sống trong điều kiện thời tiết nóng có lỗ mũi rộng hơn so với người sống trong thời tiết lạnh.

Người càng sống gần xích đạo thì lỗ mũi càng rộng. Sở dĩ có mối liên hệ này là vì một trong những nhiệm vụ quan trọng của mũi là điều hòa không khí đủ ấm và đủ ẩm trước khi đi đến phổi để đảm bảo sức khỏe cho con người và giúp họ thích nghi với môi trường sống tốt hơn.

Ví dụ, bạn sống trong môi trường lạnh khô thì không khí đi qua đường mũi vào phổi sẽ là không khí lạnh khô. 

Vì sao mũi của người Việt thấp mà của người Tây lại cao ơi là cao? - Ảnh 3

Cơ chế của đường hô hấp bên trong mũi có nhiệm vụ phải làm ấm và làm ẩm không khí đó trước khi nó đến phổi. Và dĩ nhiên, lỗ mũi nhỏ hẹp sẽ giúp tăng độ ẩm cũng như làm ấm luồng không khí và giảm sự tác động của không khí lạnh.

Còn những người sống ở nơi có nhiệt độ cao, bao gồm cả Việt Nam thường có mũi thấp và lỗ mũi rộng để hô hấp dễ dàng hơn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao mũi của người Việt thấp mà của người Tây lại cao ơi là cao? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.