Vì sao niềm vui thì chóng qua còn nỗi buồn lại khó quên đến thế?

Minh Hồng
Bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh "tụt mood" nghiêm trọng khi nhớ về một lần bị điểm kém hay khoảnh khắc xấu hổ nào đó chưa? Vì sao chúng ta lại "nhớ dai" những ký ức chẳng mấy vui vẻ mãi thế?

Tuần trước bạn bị điểm kém môn Văn, dù đã cố quên nhưng đến tận tuần sau, bạn vẫn vũng vẫy trong nỗi thất vọng ê chề, đập đầu vào gối cả chục lần tự trách mình sao bất cẩn đến thế. 

Vì sao niềm vui thì chóng qua còn nỗi buồn lại khó quên đến thế? - Ảnh 1

Và bạn không cô đơn đâu, hầu hết chúng ta đều có xu hướng đắm chìm vào những suy nghĩ tiêu cực hơn. Và hiện tượng này được các nhà khoa học giải thích như thế này.

Năm 2006, nhà nghiên cứu Elizabeth Kensinger từ Đại học Boston và Daniel Schacter từ Đại học Harvard đã công bố nghiên cứu nổi tiếng của họ về "Sự hồi tưởng ký ức xúc cảm". 

Thử nghiệm của họ tập trung vào ký ức về giải bóng chày American League Championship 2004, nơi độ Boston Red Sox đánh bại New York Yankees. Ký ức này được chọn bởi nó được xem là một sự kiện tạo nên cảm xúc cao độ đối với người xem.

Nghiên cứu bao gồm 3 hạng mục. Nhóm rất tích cực (fan của Red Sox), nhóm rất tiêu cực (fan Yankees), và trung lập (những người tham gia không phải là fan của cả hai đội). Kết quả cho thấy fan của những đội giành chiến thắng hoặc bị đánh bại sẽ nhớ lại sự kiện này với một trải nghiệm xúc cảm cao độ hơn so với những người xem trung lập.

Những kết quả đó cho thấy ký ức xúc cảm được hồi tưởng lại một cách sống động hơn những ký ức phi cảm xúc. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn nhận ra rằng nhóm tiêu cực - các fan của đội Yankees thua trận - nhớ được nhiều chi tiết sâu sắc về sự kiện hơn là nhóm tích cực, tức các fan của đội Red Sox. Điều đó chứng minh rằng những ký ức tiêu cực được ghi nhớ một cách mạnh mẽ hơn và ít khả năng bị mai một hơn các ký ức tích cực.

Vì sao niềm vui thì chóng qua còn nỗi buồn lại khó quên đến thế? - Ảnh 2
Một thử nghiệm tương tự được tiến hành vào năm 2007, trong đó nghiên cứu một sự kiện đầy cảm xúc khác: sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Những người tham gia được chia thành hai nhóm dựa trên những cảm nhận của họ về sự kiện - những người xem sự kiện là tích cực và những người xem nó là tiêu cực. Kết quả cho thấy nhóm tiêu cực cao độ hồi tưởng lại sự kiện với độ chính xác thực tế cao hơn nhóm tích cực.

Quá trình nghiên cứu sâu hơn, xoay quanh phân tích ký ức, tiết lộ rằng ký ức xúc cảm được ghi nhớ chính xác hơn nhiều so với ký ức phi cảm xúc. Điều này cho thấy rằng việc ghi nhớ những trải nghiệm xúc cảm là rất quan trọng và hữu dụng đối với bản thân chúng ta.

Vì sao niềm vui thì chóng qua còn nỗi buồn lại khó quên đến thế? - Ảnh 3

Vậy vì sao cơ thể chúng ta lại có xu hướng củng cố những ký ức tiêu cực? Tại sao lại nhớ về những thứ khiến chúng ta đau khổ và căng thẳng?

Các nhà khoa học tin rằng xu hướng này có tầm quan trọng về mặt tiến hoá. Mục đích duy nhất của việc hồi tưởng lại những biến cố tiêu cực là để chúng ta nhớ, nhận ra, và cẩn trọng trước những mối đe doạ tương tự trong tương lai.

Có vẻ hợp lý, xét việc người tiền sử thường xuyên gặp phải những nguy hiểm đe doạ đến tính mạng mỗi ngày. Hồi tưởng về những ký ức tiêu cực hỗ trợ cho sự sinh tồn của họ. Nhớ lại thời điểm một con hổ tấn công từ đằng sau những bụi cây sẽ giúp họ ngăn ngừa một sai lầm tương tự vào lần sau.

Vì sao niềm vui thì chóng qua còn nỗi buồn lại khó quên đến thế? - Ảnh 5

Nhưng ngày nay, chẳng có con hổ nào trực chờ chúng ta đằng sau những cái cây cả. Định nghĩa của chúng ta về những sự kiện tiêu cực đã thay đổi để phù hợp với lối sống mới. Điểm kém trong bài kiểm tra, buổi thuyết trình tồi tệ, hay một biến cố đau thương là một vài trong số những tình huống tiêu cực mà chúng ta nhiều khả năng phải đối mặt.

Khi bạn làm sai một bài toán và nhận điểm kém, bạn sẽ nhớ mãi mình đã buồn thế nào, mình đã sai ở công thức nào. Từ đó trở đi, khi gặp bài tương tự, bạn sẽ cẩn trọng hơn và nhớ mãi công thức ấy. Lý do của tự nhiên khi khiến chúng ta nhớ lại những điều đó là để chúng ta học hỏi và cẩn trọng, hoặc sẵn sàng tốt hơn cho các tình huống như vậy trong tương lai.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao niềm vui thì chóng qua còn nỗi buồn lại khó quên đến thế? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

Vì sao ba mẹ "chọn mặt gửi vàng" tại MedDental?

Mỗi nụ cười rạng rỡ của con đều bắt đầu từ sự quan tâm đúng lúc của ba mẹ. Với mong muốn mang lại hàm răng đều đẹp và sự tự tin dài lâu, ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn MedDental làm điểm tựa đồng hành cho con trong hành trình niềng răng.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.