Viễn cảnh đen tối dành cho Trái Đất nếu một ngày loài gián tuyệt chủng

hueanh
Dù ghét gián đến thế nào đi chăng nữa, loài người vẫn phải công nhận rằng: Diệt gián là chuyện bất khả thi và nếu chúng mất đi sẽ để lại hậu quả khôn lường cho Trái đất.

Con người có rất nhiều nỗi sợ với thế giới xung quanh. Có người rùng mình khi nhìn thấy loài bò sát, có người lại hoảng loạn trước những chiếc lỗ đen và có một nhóm rất đông lại có nỗi sợ với loài vật màu nâu mang tên là Gián.

Nếu một ngày loài gián biến mất, có lẽ đó sẽ là niềm hạnh phúc vô bờ bến với nhiều người. Từ nay sẽ không còn cảnh mình chưa ăn mà gián đã thưởng thức trước, không còn chuyện mình thót tim nhìn gián bay khắp nhà, đặc biệt những mầm bệnh như Salmonella và Shigella cũng không còn gieo rắc khắp nơi theo từng bước đi của loài vật này,...

Nhưng dù ghét gián đến thế nào đi chăng nữa, loài người vẫn phải công nhận rằng: Diệt gián là chuyện bất khả thi và nếu chúng mất đi sẽ để lại hậu quả khôn lường cho trái đất.

Loài gián sống trong nhà gồm: gián Đức, gián Mỹ, gián phương Đông

Theo các nhà khoa học, chúng đã có mặt trên Trái đất cách đây ít nhất khoảng 300 triệu năm, trước cả loài khủng long. hông phải ngẫu nhiên mà loài gián được phong danh hiệu “Thiên hạ đệ nhất sống dai” bởi khủng long giờ đã tuyệt chủng còn gián vẫn cư sinh sôi, chúng có khả năng chống chọi với lượng phóng xạ liều cực cao lẫn khả năng chịu khát 2 tuần, nhịn đói một tháng, nhịn thở 40 phút và có thể sống sót thêm vài tuần sau khi bị... đứt đầu.

Theo các nhà khoa học, ước tính gián sống được thêm 30 ngày dù mất đầu và có thể nhịn uống nước 2 tuần lễ. Nguyên nhân là vì gián không thở bằng đầu, máu của chúng cũng không làm nhiệm vụ tuần hoàn oxy nên chúng chỉ chết vì đói khát hoặc nhiễm trùng.

Họ nhà gián lại rất đông, lên tới 10.000 loài và số gián chúng ta hay gặp trong nhà chỉ là vài loài mà thôi. Loài gián sống ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và hầu hết đều không gây hại gì cho con người. Số lượng gián sống trong các hộ dân cư và có khả năng gây bệnh chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng lại trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến họ hàng nhà mình bị loài người ghét lây.

Gián còn có biệt tài giữ thăng bằng cực tốt, mỗi giây chúng có thể đổi hướng 25 lần khi đang chạy

Giả sử như con người có thể làm loài gián tuyệt chủng thì chỉ vài ngày sau đó, thế giới sẽ nhận hậu quả kinh khủng. Trong vòng tuần hoàn vật chất ở môi trường rừng nhiệt đới, thức ăn của gián là gỗ và lá cây đang phân huỷ. Ngược lại, phân của chúng lại là thứ không thể thiếu cho sự phát triển của thảm thực vật ở đây.

Theo The Huffington Post, Giáo sư Srini Kambhampati – Trưởng khoa Sinh học, Đại học Texas tại Mỹ khẳng định,  sự biến mất của gián có thể phá vỡ chu kỳ tuần hoàn của nitơ - một loại khí rất quan trọng đối với sự sống.

"Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng. Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây lên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng", Giáo sư Kambhampati giải thích.

Như vậy, nếu không có gián thì rừng cũng dần dần biến mất. Không có oxy, con người và các loài sinh vật khác cũng không thể nào tồn tại được.

Côn trùng họ nhà gián (cà cuống) cùng với các loài côn trùng khác được cho là có thể giúp đẩy lùi nạn đói

Còn trong chuỗi thức ăn tự nhiên, gián cũng là một mắt xích trong đó – tức là chúng sẽ trở thành nguồn thức ăn của nhiều loại động vật có vú khác như chim, bò sát. Các loài này cũng là một mắt xích tiếp theo trong các chuỗi thức ăn rộng lớn hơn. Vì vậy, chỉ cần thiếu đi một mắt xích (sự biến mất của loài gián) thì chuỗi thức ăn này sẽ bị xáo trộn và phá hỏng.

Con người cần phải sống hoà hợp với thiên nhiên

Khi xét ở khía cạnh y tế, gián lại là đối tượng phục vụ rất nhiều cho việc nghiên cứu. Cơ thể chúng chứa những hợp chất “siêu kháng sinh”, tiêu diệt được phần lớn các loại virus, vi khuẩn thông thường. Trong loài côn trùng này có một hợp chất có thể giết chết 90% khuẩn E.Coli. Vì vậy, nghiên cứu loài gián có thể mở đường cho con người tiến tới sản xuất một siêu thuốc kháng sinh, kháng được rất nhiều bệnh phổ biến hiện nay. 

Sống trong môi trường bẩn thỉu nhưng sức đề kháng của gián là vô địch

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Viễn cảnh đen tối dành cho Trái Đất nếu một ngày loài gián tuyệt chủng tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.