Vitamin K “chiến binh thầm lặng” bảo vệ lá phổi

Tường Minh
Không chỉ góp mặt trong quá trình đông máu hay duy trì sức khỏe xương khớp, vitamin K còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.

Làm dịu phản ứng viêm, giữ đường thở thông thoáng

Viêm là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nhưng khi kéo dài sẽ trở thành yếu tố gây tổn thương mô phổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người có nồng độ vitamin K thấp thường dễ bị viêm phổi mạn tính, dẫn đến tình trạng khó thở, ho kéo dài và suy giảm chức năng hô hấp.

Vitamin K hỗ trợ làm dịu các phản ứng viêm, đồng thời duy trì sự ổn định cho các mô mềm trong đó có hệ hô hấp. Đây cũng là yếu tố gián tiếp giúp hạn chế các đợt bùng phát ở bệnh nhân hen suyễn hoặc COPD.

Bảo vệ mạch máu và mô phổi khỏi “vôi hóa thầm lặng”

Vitamin K đóng vai trò thiết yếu trong việc kích hoạt protein Matrix Gla (MGP) một chất giúp điều hòa canxi trong cơ thể. Nhờ đó, MGP ngăn chặn hiện tượng lắng đọng canxi trong mô mềm như phổi và mạch máu. Quá trình vôi hóa mô phổi nếu không được kiểm soát có thể gây cứng phổi, giảm tính đàn hồi và làm cản trở quá trình hô hấp.

Bên cạnh đó, vitamin K còn giúp tăng cường sức khỏe mạch máu yếu tố then chốt giúp duy trì lưu lượng máu đến phổi, hỗ trợ việc trao đổi khí và lọc máu hiệu quả.

Giảm nguy cơ khò khè, tăng cường chức năng hô hấp

Vitamin K góp phần kích hoạt osteocalcin một loại protein thường liên quan đến sức khỏe xương nhưng cũng ảnh hưởng đến chức năng phát triển mô phổi. Người có nồng độ vitamin K thấp thường có biểu hiện khó thở, dễ khò khè và suy giảm khả năng giữ cho đường thở mở rộng bình thường.

Đặc biệt, nhóm người có nồng độ vitamin K thấp được ghi nhận có nguy cơ mắc hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao hơn so với bình thường.

Bổ sung vitamin K đúng cách

Vitamin K tồn tại nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp, rau diếp; trái cây như kiwi, việt quất, mâm xôi. Nhu cầu vitamin K mỗi ngày đối với người trưởng thành là khoảng 90-120 mcg (nam giới 120 mcg, nữ giới 90 mcg), trong khi trẻ em cần ít hơn và tăng dần theo độ tuổi.

Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin K liều cao hoặc không theo chỉ định có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như vàng da, gan to, xanh xao, khó thở, phù nề... Vì vậy, nên ưu tiên bổ sung vitamin K qua thực phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần dùng thêm dạng bổ sung.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vitamin K “chiến binh thầm lặng” bảo vệ lá phổi tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Phát triển thể chất toàn diện trong mùa hè

Mùa hè mang đến khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho chúng mình sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là thời gian hữu ích giúp teen phát triển vượt trội về chiều cao, tăng cân nặng thích hợp và tích lũy các trải nghiệm thực tế cho phát triển trí tuệ trong tương lai.

9 lợi ích tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe

Không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, gừng còn được ví như một “thần dược” tự nhiên với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chất Gingerol hoạt chất sinh học chủ yếu trong gừng có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường miễn dịch, giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể.